Giải VBT ngữ văn 6 bài Sự tích Hồ GươmGiải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 bài Sự tích Hồ Gươm trang 28 VBT ngữ văn 6 tập 1.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 37 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? Phương pháp giải: Đọc đoạn đầu, tìm lí do từ hai nội dung của đoạn văn: - Giặc Minh đã làm những gì? - Nghĩa quân Lam Sơn trong tình trạng như thế nào? Lời giải chi tiết: a. - Giặc Minh: đô hộ nước ta, coi dân ta như cỏ rác. - Chúng làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ vô cùng căm giận. - Thế lực nghĩa quân còn non yếu. - Nhiều lần nghĩa quân bị thua. b, Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần, vì muốn nghĩa quân có thêm sức mạnh để đánh đuổi giặc Minh. Câu 2 Câu 2 (trang 37 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn từ “Hồi ấy” đến “báo đền Tổ quốc” để tìm ý trả lời. Suy nghĩ về các chi tiết: lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng; tuy nhặt được từ hai nơi nhưng lại tra khít vào nhau; người được chuôi, người được lưỡi, người này dâng gươm cho người kia. Lời giải chi tiết: - Lê Thận kéo lưới lần thứ nhất thấy một thanh sắt. - Lê Thận kéo lười lần thứ hai vẫn thấy thanh sắt ấy. - Lê Thận kéo lưới lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. - Sự việc lặp lại tới ba lần, vì việc nhặt được thanh sắt chính là lưỡi gươm ấy là ý trời. - Lê Lợi thấy thanh sắt sáng rực lên trong túp lều tối om của Lê Thận. - Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. - Nhận xét thái độ của Lê Thận qua hai chi tiết: + "...nâng gươm lên ngang đầu": thái độ trân trọng, kính cẩn trước thanh gươm cũng như trước mệnh trời. + "Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công: thái độ tin tưởng, tuyệt đối trung thành với Lê Lợi. b, Ý nghĩa của cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm thần: - Cuộc kháng chiến của Lê Lợi thuận lòng dân, hợp ý trời. - Trên rừng, dưới biển đều nhất trí đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm. - Cuộc kháng chiến của Lê Lợi là chính nghĩa - Lê Lợi hành động theo ý trời. Câu 3 Câu 3 (trang 38 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn từ “Từ đó nhuệ khí” đến “trên đất nước” Lời giải chi tiết: Những cụm từ thể hiện sức mạnh của gươm thần: tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế...vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi. Câu 4 Câu 4 (trang 38 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như hế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn từ “Một năm sau” đến “dưới mặt hồ xanh” Lời giải chi tiết: a, Long Quân cho đòi gươm khi: Lê Lợi đã lên làm vua, giặc Minh đã bị đánh đuổi từ một năm trước. b, Các động từ liên quan đến hành động đòi gươm và trả gươm: - đòi gươm: nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, tiến về phía thuyền vua, há miệng đớp lấy, lặn xuống nước - trả gươm: nâng gươm. Câu 5 Câu 5 (trang 39 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Vì sao truyện Sự tích Hồ Gươm lại thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn từ “Một năm sau” đến “dưới mặt hồ xanh” Lời giải chi tiết: Sự tích Hồ Gươm nói về việc vua Lê trả gươm cho Long Quân, chi tiết trả gươm này gắn với câu chuyện về cuộc tranh đấu giữ lấy hòa bình cho dân tộc vì thế truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Câu 6 Câu 6 (trang 39 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì? Phương pháp giải: Đọc truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong SGK Ngữ văn 10. Hình tượng rùa vàng có nhiều ý nghĩa tượng trưng, cần lựa chọn ý nghĩa nào là tiêu biểu. Lời giải chi tiết: - Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. a, Hình tượng Rùa Vàng trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy khác với Rùa Vàng trong Sự tích Hồ gươm như sau: - Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy Rùa Vàng xuất hiện để trao nỏ thần cho An Dương Vương. - Trong Sự tích Hồ Gươm, Rùa Vàng xuất hiện để đòi lại gươm. b, Ý nghĩa của hình tượng Rùa Vàng: - Là tổ tiên - Là khí thiêng sông núi - Tượng trưng cho nhân dân c, Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho nhân dân. Câu 7 Câu 7 (trang 40 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm) là tên gọi có thật. Theo em, chuyện trả gươm có thật hay không? Điều này có liên quan gì đến đặc trưng thể loại truyền thuyết? Phương pháp giải: Đọc lại chú thích (*), trong SGK tr.7 để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Chuyện trả gươm không có thật. - Điều này là một đặc trưng của thể loại truyền thuyết: thường có những yếu tố tưởng tượng kì ảo. Câu 8 Câu 8 (trang 40 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Hãy đọc thêm để thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam. Phương pháp giải: Kết hợp bài Sự tích Hồ Gươm với bài Ấn, kiếm Tây Sơn trong phần Đọc thêm, hãy suy nghĩ: Trong thời phong kiến, ấn, kiếm tượng trưng cho điều gì? Lời giải chi tiết: Chi tiết trao gươm thần lặp lại và có ý nghĩa tương đối giống nhau: trao phó, tin tưởng, và nguyện dốc lòng vì người "minh chủ" mà nhân dân lựa chọn. Câu 9 Câu 9 (trang 41 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn từ “Hồi ấy” đến “báo đền Tổ quốc” để tìm ý trả lời. Suy nghĩ về các chi tiết: lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng; tuy nhặt được từ hai nơi nhưng lại tra khít vào nhau; người được chuôi, người được lưỡi, người này dâng gươm cho người kia. Lời giải chi tiết: Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. Câu 10 Câu 10 (trang 41 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào? Lời giải chi tiết: Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa, ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi: - Không thấy được thắng lợi huy hoàng (giải phóng dân tộc) của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Không giải thích được tên gọi hồ Hoàn Kiếm. HocTot.XYZ
|