Giải VBT ngữ văn 6 bài Tổng kết phần vănGiải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài Giải câu 1, 2 bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi trang 138 VBT ngữ văn 6 tập 2. trang 149 VBT ngữ văn 6 tập 2.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 149 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): m hãy đọc lại các chú thích có đánh dấu sao ở các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 và trả lời các câu hỏi sau đây: - Thế nào là truyền thuyết? - Thế nào là truyện cổ tích? - Thế nào là truyện ngụ ngomm? - Thế nào là truyện cười? - Thế nào là truyện trung đại? - Thế nào là văn bản nhật dụng? Lời giải chi tiết: * Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. * Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ và có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật,...) Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. * Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. * Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. * Truyện trung đại: thể loại truyện văn xuôi chữ Hán, nội dung mang tính chất giáo huấn. Có loại truyện hư cấu và có loại truyện gần với kí, với sử. Cốt truyện đơn giản, nhân vật thường miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. * Văn bản nhật dụng: những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số,…Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. Câu 2 Câu 2 (trang 150 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Riêng về các văn bản là truyện, hãy lập bảng kê theo mẫu sau. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 151 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong các nhân vật chính - kê ở trên, hãy chọn ba nhân vật mà em thích nhất. Vì sao em lại thích các nhân vật đó? Lời giải chi tiết: Trong các nhân vật chính, em thích nhất 3 nhân vật: - Thánh Gióng: vì đây là vị anh hùng đã cứu dân, cứu nước, chống giặc ngoại xâm sang xâm lược nước ta. - Thạch Sanh: vì là một người tài giỏi, luôn tin tưởng bạn bè, giúp đỡ mọi người và cứu giúp những người xa lạ. - Em bé thông minh: vì đây là một em bé tài giỏi, thông minh và xử lí mọi tình huống đều hay, có tình, có lí. Câu 4 Câu 4 (trang 152 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Về phương thức biểu đạt thì truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm gì giống nhau? Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại giống nhau: - Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong quá trình kể chuyện. - Trong phần kể chuyện đều có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể. Câu 5 Câu 5 (trang 153 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy liệt kê từ Ngữ văn 6, tập hai những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và những văn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta. Lời giải chi tiết:
Câu 6 Câu 6 (trang 154 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đọc kĩ bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt ở cuối sách Ngữ văn 6, tập hai. Ghi vào sổ tay những từ (mở rộng) khó hiểu và tra nghĩa trong từ điển. Lời giải chi tiết: - Học sinh ghi lại những từ khó hiểu, tra nghĩa từ và điền vào bảng cho sẵn. - Ví dụ: + Thám: thăm dò + Minh: sáng + Tuấn: tài giỏi hơn người + Trường: dài HocTot.XYZ
|