Giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ ( Bài 2 )

Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán.

      Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng vô cùng đa dạng về địa hình và văn hóa. Xuôi về phía Nam sông nước, ta sẽ chiêm ngưỡng một miền Tây ôn hòa, chân chất, giàu tình người và những loại hình văn hóa đặc biệt. Đến với Miền Tây bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được ghé thăm một khu chợ đặc biệt – chợ nổi.

       Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán.

       Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Thuyền, ghe tấp nập đi lại, luồn lách trên mặt nước. Tiếng chào mời mua bán, tiếng cười nói gọi nhau, tiếng ồn ã của động cơ... làm vang động cả một vùng, quang cảnh nhộn nhịp và sôi động. Trên thuyền chất đầy hàng hoá, nhiều nhất vẫn là trái cây, mùa nào thức nấy: chôm chôm, xoài, cam, quýt, bưởi, măng cụt, sầu riêng..., sản vật của vùng sông nước kênh rạch như cá, rùa, rắn, cua, tôm, chim đồng, bông súng, rau tươi... Chủ nhân của ghe, thuyền treo lủng lẳng một vài thứ trái cây, hàng hoá hay một bảng hiệu quảng cáo trên chiếc sào nơi thuyền của mình, cái cao cái thấp, cái thẳng cái nghiêng trông thật lạ mắt.                                                  

       Các loại dịch vụ ăn uống, hớt tóc, may vá... cũng diễn ra ngay trên ghe, xuồng, rất tiện dụng và đường như thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm sinh hoạt đời thường của người dân vùng này.

       Các chợ nổi lớn của miền Tây như Phụng Hiệp, Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)... Phần lớn nông sản hàng hoá ở đây được bán cho những thương nhân rồi từ đó được chuyển tới các nhà máy chế biến thực phẩm, hoa trái hay chở ra tận Hà Nội và các địa phương miền Bắc. Chợ nổi là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long.

       Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây phóng khoáng và nghĩa tình. Nếu có đặt chân đến vùng đất Tây Nam Bộ, bạn hãy đừng quên ghé thăm và trải nghiệm nét độc đáo riêng nới đây để hòa vào nếp văn hóa đặc sắc nơi đây.

HocTot.XYZ

 

  • Giới thiệu về chợ quê ( Bài 2 )

    Ở nông thôn Việt Nam, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Nói nôm na đó là loại chợ quê.

  • Giới thiệu về lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) ( Bài 2 )

    Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lở, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m, cao lm.

  • Giới thiệu về bia Vĩnh Lăng ( Bài 2 )

    Văn bia ngắn gọn, cô đọng, mô thuật toàn bộ gia tộc, thân thế, sự nghiệp, công lao của vua Lê Thái Tổ và ca ngợi lòng khoan dung độ lượng đối với kẻ thù. Văn bia do danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi soạn.

  • Loài hoa em yêu ( Bài 2 )

    Đẹp, đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người từ thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.

  • Cây bưởi quê em ( Bài 2 )

    Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close