Hình thái của virut

Virut chưa có Gấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt.

Virut chưa có Gấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc : xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp).


Hình 29.2 Hình thái của một số virut

Dạng khối : A - Virut bại liệt, mụn cơm...; B - Virut hecpet;

Dạng xoắn : C - Virut đốm thuốc lá ; D - Virut cúm ; E - Virut sởi, quai bị; G - Virut dại;

Dạng hỗn hợp : H - Virut đậu mùa ; I - Phagơ T2 .

- Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (ví dụ : virut cúm, virut sởi).

- Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (ví dụ: virut bại liệt).

- Cấu trúc hỗn hợp: Ví dụ phagơ (virut kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là thể thực khuẩn) có cấu tạo giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn (hình 29.2).

Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B.

Cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A (hình 29.3).

Hình 29.3.. Sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close