Lầu Hoàng Hạc - Thôi HiệuLầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
I. Tác giả 1. Tiểu sử - Thôi Hiệu (704-754). - Quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). - Đỗ tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang. 2. Sự nghiệp sáng tác Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ. II. Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Lầu Hoàng Hạc - Hoàng Hạc lâu: tên một di tích văn hóa nổi tiếng ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng Hạc còn là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, nơi mà Lí Bạch đã có cảm hứng viết về cuộc chia tay với cố nhân. Đây cũng là nơi truyền thuyết xưa nói rằng Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng tu luyện thành tiên cưỡi hạc vàng bay lên tiên. b. Hoàn cảnh ra đời Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc. c. Bố cục + 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian. + 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng. 2. Tìm hiểu chi tiết a. Bốn câu thơ đầu - Chim hạc vàng (linh thiêng, cao quý): cõi tiên, huyền ảo (bay mất) - Lầu Hoàng Hạc: cõi trần (còn lại) Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. - Ở cặp câu này có sự đối nhau rất chỉnh, đó là: + Đối lập giữa quá khứ với hiện tại (tích nhân – thử địa, hoàng hạc khứ - Hoàng Hạc lâu). + Đối lập xưa và nay + Đối lập còn và mất + Đối lập giữa thực và hư + Đối thanh => Với sự đối ngẫu trong một “liên” này, câu thơ đã truyền tải được tâm trạng của nhân vật trữ tình, đó là sự hẫng hụt – nuối tiếc. Nuối tiếc một điều quý giá đã qua và không bao giờ trở lại nữa. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du - Vẫn nói chuyện hạc vàng bay đi không trở lại nhưng ở đây không chỉ có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi tục. Hạc vàng đã bay về cõi tiên nên nơi đây, dưới còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, trên trời mây trắng bay chơi vơi, dường như còn mong nhớ tiếc nuối điều gì đó. - 4 câu thơ đầu tập trung tả cảnh và giải thích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện suy nghĩ mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc, triết lí về sự còn – mất, về sự vô hạn và hữu hạn của trời đất và nhân sinh. - Nghệ thuật: + Trong 3 câu thơ đầu, tác giả lặp đi lặp lại tới 3 từ hoàng hạc => Hạc vàng là biểu tượng cho những điều quý giá và đẹp đẽ nhưng không trở lại nữa. Việc nhắc lại nhiều lần như vậy làm nổi bật tâm trạng của con người đối với những điều quý giá đã qua. + Câu thơ thứ 4 sử dụng tới 5/7 thanh bằng đã gợi tả rất thành công cảm giác hẫng hụt và tiếc nuối; thể hiện vẻ ngưng trệ như không muốn trôi đi của những đám mây. b. Bốn câu cuối Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu - Không gian đẹp: + Ánh nắng soi xuống dòng sông. + Hàng cây tươi tốt. + Màu xanh tươi của cỏ cây mùa xuân. (bức họa lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang) - 2 câu luận nhưng lại tả thực và có sự đối ngẫu: + Câu thơ mở ra một không gian rộng và sáng trong. Một cảnh cõi trần thật đẹp, có ánh nắng soi xuống dòng sông như một tấm gương khổng lồ với hàng cây tươi tốt soi bóng. + Giữa mặt sông sáng trong ấy là màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây mùa xuân. => Sau những phút giây đắm chìm cùng huyền thoại, nhân vật trữ tình lại trở về với hiện thực. Một bức họa thật đẹp được dựng lên: bức họa về một lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang và cùng với hình ảnh của cây cối, của cỏ xanh. Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu. - 2 câu kết tạo ra sự đối lập với 2 câu luận: + Đối lập giữa không gian thực – không gian tâm tưởng. + Có sự chuyển động về thời gian, từ khi ánh nắng còn chan hòa đã chuyển sang buổi hoàng hôn mờ khói. => Trong thơ ca cổ, các nhà thơ Đường có thói quen sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nhất là hay dùng thiên nhiên để gợi tả tâm trạng mà “hoàng hôn nhớ nhà” là một tứ thơ quen thuộc của Đường thi. - Ngoài nỗi nhớ quê hương, nếu nối với mạch cảm xúc toàn bài thơ có thể hiểu thêm rằng "hương quan hà xứ thị" không chỉ là câu hỏi quê hương ở nơi nào mà còn có thể hiểu rộng là: Nơi nào để dừng chân? Nơi nào là nơi có thể là bình yên để sống? => Đây là vấn đề có ý nghĩa triết lí. => 4 câu thơ cuối cùng với ba mảng cảm xúc dồn nén (cõi tiên, cảnh thực và nỗi sầu nhớ), bài thơ nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người, khơi lên những tình cảm nhân bản đẹp đẽ, hàm chứa quan niệm nhân sinh tích cực, tiến bộ. c. Giá trị nội dung Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ. d. Giá trị nghệ thuật - Những phá cách độc đáo: không kết vần (câu 1, 2 các thanh trắc, thanh bằng đi liền nhau...),... - Thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả. Nhận định 1. Nghiêm Vũ, một nhà phê tình văn học thời Tống, trong sách Thương lang thi thoại nhận xét rằng: Thơ thất ngôn luật thi của người thời Đường, bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là đệ nhất. 2. Tân Văn Phòng, người thời Nguyên, trong sách Đường tài tử truyện có ghi: Lí Bạch đến lầu Hoàng Hạc, định đề thơ, chợt thấy bài thơ của Thôi Hiệu, đành gác bút mà rằng: Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu. (Trước mắt có cảnh nói không được, Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu.) HocTot.XYZ
|