Lý thuyết Ấn Độ cổ đại Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diềuLý thuyết Ấn Độ cổ đại Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu 1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông. Phía Bắc được bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ là dãy Hi-ma-lay-a, hình thành nên những nền văn minh sớm của nhân loại. - Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đề-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở. Chỉ có mỏm cực Nam và dọc theo hai bờ biển là những đồng bằng nhỏ hẹp, là nơi quần cư tương đối thuận lợi và đông đúc. - Lưu vực sông Ấn chịu tác động của sa mạc nên rất hiếm mưa, khí hậu khô nóng. Ở lưu vực sông Hằng, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
Lược đồ Ấn Độ cổ đại 2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ
- Trong xã hội cổ đại có 4 đẳng cấp, được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na dựa vào sự phân biệt chủng tộc và màu da, bao gồm: + Đẳng cấp thứ nhất: Bra-man là tăng lữ +Đẳng cấp thứ hai: Ksa-tri-a, là quý tộc và chiến binh. +Đẳng cấp thứ ba: Va-si-a là tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công. +Đẳng cấp thứ tư: Su-đra, là những người thấp kém trong xã hội, họ là những người Đra-vi-đa bị người A-ri-a tràn vào xâm chiếm và đẩy xuống đẳng cấp thứ tư. 3. Những thành tựu văn hóa ở Ấn Độ
ND chính
Sơ đồ tư duy Ấn Độ cổ đại: HocTot.XYZ
|