Lý thuyết Ấn Độ cổ đại Lịch sử 6 Chân trời sáng tạoLý thuyết Ấn Độ cổ đại Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu 1. Điều kiện tự nhiên - Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông. - Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. - Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn. - Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc - Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc. - Sông Ấn chảy qua hai quốc gia là: Ấn Độ và Pa-ki-xtan. 2. Xã hội Ấn Độ cổ đại - Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na. - Chế độ đẳng cấp của người Ấn Độ được thiết lập dựa trên sự phân biệt về chủng tộc. - Đẳng cấp cao nhất là Brahman bao gồm tăng lữ và quý tộc. Đẳng cấp thấp nhất là đẳng cấp thứ tư Sudra là tầng lớp thấp kém trong xã hội. Sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
ND chính
Sơ đồ tư duy Ấn Độ cổ đại
hoctot.xyz
|