Lý thuyết Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Thế nào là cân bằng tự nhiên?

 BÀI 42: CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thế nào là cân bằng tự nhiên?

Cân bằng tự nhiên lừa trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở:

  • Trạng thái cân bằng của quần thể: quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.

  • Khống chế sinh học trong quần xã: số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại.

  • Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái: là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái thể hiện ở sự phân bố các quần thể trong hệ sinh thái phù hợp với điều kiện sống, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên?

  • Nếu bị tác động quá mạnh → quần thể và quần xã không thể phục hồi → hệ sinh thái mất cân bằng → suy thoái.

  • Do hoạt động của con người: phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên quá mức, chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ô nhiễm môi trường,...

  • Do các thảm họa thiên nhiên: động đất, núi lửa hoạt động,...

Cần làm gì để bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên?

  • Thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

  • Điều tiết cấu trúc thành phần trong hệ sinh thái

  • Thích ứng với biến đổi khí hậu

  • Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên,...

Con người đã tác động như thế nào đến môi trường qua các thời kỳ phát triển xã hội?

Thời kỳ nguyên thủy: 

  • Khai thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắn

  • Dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm, đốt rừng để săn thú

Thời kỳ xã hội nông nghiệp:

  • Biết trồng cây lương thực: lúa nước, lúa mì, ngô,...

  • Biết chăn nuôi: trâu, bò, dê, cừu,...

Thời kỳ xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp

  • Cơ giới hóa sản xuất dựa vào các loại máy móc; nguồn nguyên, nhiên, vật liệu như: sắt, than đá,...

  • Đẩy mạnh khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho sản xuất, kéo theo sự gia tăng khí thải công nghiệp.

  • Tự động hóa sản xuất từ nửa sau thế XX

  • Hiện nay, cách mạng 4.0 tập trung nghiên cứu tạo ra bước nhảy vọt trong các lĩnh vực.

Thế nào là ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường?

  • Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

  • Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật

  • Ô nhiễm do các chất phóng xạ

  • Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh

Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường?

  • Xử lí chất thải công nghiệp và sinh hoạt

  • Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...

  • Trồng nhiều cây xanh

  • Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất

  • Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường,...

Biến đổi khí hậu là gì?

  • Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,...giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỷ đến hàng thế kỷ.

  • Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu.

Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

  • Xây dựng hệ thống đê điều kiên cố

  • Trồng rừng phòng hộ chắn sóng

  • Chống xói lở ở bờ biển, bờ sông

  • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp

  • Xây nhà chống lũ,...

Tại sao cần bảo vệ động vật hoang dã?

  • Mỗi loài sinh vật là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái

  • Nếu một loài biến mất sẽ ảnh hưởng tới cả hệ sinh thái

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close