Lý thuyết dữ liệu trong máy tính Tin học 6 Cánh DiềuTải vềLý thuyết dữ liệu trong máy tính Tin học 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu. 1. Biểu diễn số để tính toán trong máy tính - Máy tính dùng dãy bit (hai kí hiệu “0” và “1”) để biểu diễn các số trong tính toán. - Số tạo thành từ cách biểu diễn chỉ dùng hai kí hiệu “0” và “1” như vậy được gọi là số nhị phân. - Trong hệ nhị phân quy ước dịch sang trái 1 vị trí thì giá trị gấp hai lần so với khi ở vị trí cũ. 2. Dữ liệu và các bước xử lí thông tin trong máy tính - Mọi dữ liệu trong máy tính đều là dãy bit (bit kí liệu là “b"). Với máy tính, thông tin và dữ liệu số là một, đều chỉ là các dãy bit. - Chu trình xử lí thông tin của máy tính bao gồm các bước: 1) Xử lí đầu vào, đầu vào được chuyển thành dữ liệu mà máy tính “hiểu được", tức là dữ liệu số. 2) Xử lí dữ liệu: các phần mềm ứng dụng xử lí dữ liệu phục vụ mục đích của người dùng máy tính. Vì mọi dữ liệu đều là dãy bit nên mọi thao tác xử lí thông tin trong máy tính đều là thao tác với các bit. 3) Xử lí đầu ra: từ dãy bit xuất ra thông tin dưới dạng con người hiểu được hoặc ghi lưu dữ liệu vào thiết bị lưu trữ hay gửi lên mạng. 3. Dung lượng lưu trữ dữ liệu của một số thiết bị thường gặp - Vì bit quá nhỏ nên người ta dùng byte (đọc là “bai”) làm đơn vị đo lượng dữ liệu, kí hiệu là B. - Byte: một dãy 8 bit liền nhau. - Số byte trong một tệp dữ liệu thường khá lớn nên các bội số của byte (KB, MB, GB, TB) hay được dùng hơn. - Các bội số của byte dùng để đo lượng dữ liệu được tạo ra bằng cách nhân thêm 210 (bằng 1024) lần. Để dễ hình dung có thể xấp xỉ là nhân với 1000 lần. - Dung lượng lưu trữ: khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ. HocTot.XYZ
|