Lý thuyết Hình cầu Toán 9 Cánh diều

1. Hình cầu Định nghĩa Hình cầu là hình được tạo ra khi quay một nửa hình tròn một vòng xung quanh một đường thẳng cố định chứa đường kính của nó.

1. Hình cầu

Định nghĩa

Hình cầu là hình được tạo ra khi quay một nửa hình tròn một vòng xung quanh một đường thẳng cố định chứa đường kính của nó.

Ví dụ:

Với hình cầu như ở hình trên, ta có:

- Nửa đường tròn đường kính AB quét nên mặt cầu; như vậy, mặt cầu là hình được tạo ra khi quay một nửa đường tròn một vòng xung quanh đường thẳng cố định chứa đường kính của nó;

- Điểm O là tâm của hình cầu (hay tâm của mặt cầu);

- Đoạn thẳng AB là đường kính của hình cầu (hay đường kính của mặt cầu);

- R là bán kính của hình cầu (hay bán kính của mặt cầu).

Phần chung của mặt phẳng và mặt cầu

- Nếu cắt một hình cầu bởi một mặt phẳng thì phần chung giữa chúng là một hình tròn như hình trên. Nếu cắt một hình cầu bởi một mặt phẳng đi qua tâm hình cầu thì phần chung giữa chúng là một hình tròn lớn như hình trên.

- Nếu cắt một mặt cầu bởi một mặt phẳng thì phần chung giữa chúng là một đường tròn.

2. Diện tích của mặt cầu

Diện tích S của mặt cầu có bán kính R là:

\(S = 4\pi {R^2}\).

Ví dụ:

Diện tích mặt cầu là:

\(S = 4\pi {R^2} = 4\pi {.10^2} = 400\pi \left( {c{m^2}} \right)\),

3. Thể tích hình cầu

Thể tích của hình cầu có bán kính R là

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\).

Ví dụ:

Thể tích hình cầu là:

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {.10^3} = \frac{{4000\pi }}{3}\left( {c{m^3}} \right)\).

  • Giải mục 1 trang 104, 105 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Cắt một miếng bìa có dạng nửa hình tròn (đường kính AB = 2R, tâm 0). Khi quay miếng bìa một vòng quanh đường thẳng cố định chứa đường kính AB (Hình 29a), miếng bìa đó tạo nên một hình như ở Hình 29b. Hình đó có dạng hình gì?

  • Giải mục 2 trang 106, 107 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Thực hiện các hoạt động sau: a) Chuẩn bị một mặt cầu bằng nhựa (chẳng hạn quả bóng bằng nhựa mỏng) có bán kính là R và một hình trụ bằng bìa cứng (hoặc nhựa mỏng) có bán kính đáy là R và chiều cao là 2R (như Hình 35a) một cuộn dây mảnh, không dãn (chẳng hạn dây len) đủ dài. b) Dùng cuộn dây đó cuốn dần dần để phủ kín một nửa mặt cầu rồi cắt dây ở điểm cuối cùng (Hình 35b). Như vậy đoạn dây thứ nhất “đã lát kín” một nửa mặt cầu. Tiếp tục dùng cuộn dây đó cuốn dần dần để phủ kín mặt xung quanh

  • Giải mục 3 trang 107 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Cho một hình cầu bán kính R và một cốc thuỷ tỉnh có dạng hình trụ với bán kính đáy là R, chiều cao là 2R. Đặt hình cầu nằm khít trong cốc hình trụ rồi đổ đầy nước vào cốc đó (Hình 36a). Nhấc nhẹ hình cầu ra khỏi cốc. Đo độ cao cột nước còn lại, ta thấy độ cao này chỉ bằng (frac{1}{3}) chiều cao của cốc (Hình 36b). Hãy cho biết thể tích của hình cầu bằng bao nhiêu phần thể tích của cốc hình trụ.

  • Giải bài tập 1 trang 108 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Trong những vật thể ở các hình 37a, 37b, 37c, 37d, 37e, vật thể ở hình nào có dạng hình cầu?

  • Giải bài tập 2 trang 108 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Cho một mặt phẳng đi qua tâm O của một hình cầu (Hình 38). Quan sát Hình 38, hãy chỉ ra a) Hai đường kính của hình cầu; b) Bốn bán kính của hình cầu; c) Một hình tròn lớn của hình cầu.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close