Lý thuyết Hình có trục đối xứng Toán 6 KNTT với cuộc sốngLý thuyết Hình có trục đối xứng Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu 1. Hình có trục đối xứng trong thực tế Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần mà khi ta “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau. Những hình như thế là hình có trục đối xứng và đường thẳng d là trục đối xứng của nó. Ví dụ:
2. Trục đối xứng của một số hình phẳng - Đường tròn: Mỗi đường thăng đi qua tâm là một trục đối xứng.
- Hình thoi: Mỗi đường chéo là một trục đối xứng.
- Hình chữ nhật: Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.
Ứng dụng tính đối xứng để cắt chữ bằng giấy: Bước 1: Gấp đôi mảnh giấy chữ nhật có kích thước 3 cm x 5 cm theo đường nét đứt (trục đối xứng) như hình:
Bước 2: Vẽ một nửa chữ có trục đối xứng rồi cắt theo các nét vẽ mà ta đã vẽ xong. (Cắt theo đường màu đỏ giống như hình.
|