Lý thuyết Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối - Khoa học tự nhiên 7Ánh sáng là một dạng của năng lượng Chùm sáng và tia sáng BÀI 15. NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG. TIA SÁNG, VÙNG TỐI I. Ánh sáng là một dạng của năng lượng - Khi chưa bật đèn, kim điện kế chỉ số 0, chứng tỏ phin quang điện không phát điện - Khi bật đèn, kim điện kế lệch đi, chứng tỏ pin quang điện đã nhận được năng lượng ánh sáng của đèn để chuyển hóa thành điện năng, làm lệch kim điện kế.
=> Ánh sáng là một dạng của năng lượng. II. Chùm sáng và tia sáng 1. Chùm sáng - Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng - Tùy thuộc vào nguồn sáng mà chùm sáng có hình dạng và kích thước khác nhau. - Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đường thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh sáng + Chùm sáng song song
+ Chùm sáng hội tụ
+ Chùm sáng phân kì
2. Tia sáng - Biểu diễn tia sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh sáng - VD:
3. Thí nghiệm tạo tia sáng bằng chùm sáng hẹp song song
Trong thực tế, người ta coi một chùm sáng song song rất hẹp là mô hình một tia sáng III. Vùng tối 1. Vùng tối do nguồn sáng hẹp Dùng loại đèn pin nhỏ chỉ có 1 bóng đèn LED nhỏ để tạo ra nguồn sáng hẹp. Đặt trước đèn một quả bóng nhỏ làm vật cản sáng.
- Đối với nguồn sáng hẹp thì phía sau vật cản sáng có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Vùng này gọi là vùng tối. 2. Vùng tối do nguồn sáng rộng
- Đối với nguồn sáng rộng thì phía sau vật cản có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng và có vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới (vùng tối không hoàn toàn). * Mở rộng Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng thì phía sau Mặt Trăng xuất hiện vùng tối và vùng tối không hoàn toàn. Đứng tên Trái Đất, ở chỗ vùng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, đó là vùng có nhật thực toàn phần; ở chỗ vùng tối không hoàn toàn, nhìn thấy một phần Mặt Trời, đó là vùng có nhật thực một phần Sơ đồ tư duy về “Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối” |