Lý thuyết Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiênDầu mỏ là hỗn hợp phức tạp ... I. DẦU MỎ 1. Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý - Dầu mỏ là một hỗn hợp lỏng, sánh, màu nâu đen, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Dầu mỏ được khai thác từ các mỏ dầu dưới lòng đất (trong lục địa cũng như ngoài thềm lục địa). 2. Thành phần hóa học - Dầu mỏ là một thành phần hóa học phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren (hiđrocacbon thơm). - Ngoài hiđrocacbon ra, trong dầu mỏ còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ. 3. Chế biến a) Chưng cất dưới áp suất thường - Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. - Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường trong các tháp chưng cất phân đoạn liên tục cao vài chục mét. - Nhờ vậy, người ta tách được những phân đoạn dầu có nhiệt độ sôi khác nhau. b) Chế biến hóa học - Hai phương pháp chủ yếu chế hóa dầu mỏ là rifominh và crackinh: + Rifominh: Xăng thu được từ chưng cất dầu mỏ chứa chủ yếu là những ankan không nhánh vì vậy có chỉ số octan thấp. Để tăng chỉ số octan, người ta dùng phương pháp rifominh. + Crăkinh là quá trình bẻ gãy phân tử hiđrocacbon mạch dài thành các phân tử hiđrocacbon mạch ngắn hơn nhờ tác dụng của nhiệt (crăkinh nhiệt) hoặc của xúc tác và nhiệt (crăkinh xúc tác).
II. KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ MỎ DẦU - Khí mỏ dầu có trong các mỏ dầu, khí thiên nhiên có trong các mỏ khí riêng biệt. Thành phần: metan (trong khí thiên nhiên có trong các mỏ khí riêng biệt, Thành phần gồm: metan (trong khí thiên nhiên metan chiếm từ 75 – 95%), etan, propan, butan, pentan và một số khí vô cơ khác (như nitơ, hiđro, hiđrosusunfua,…) - Khí mỏ dầu và khí thiên nhiên của Việt Nam chứa rất ít hợp chất lưu huỳnh. III. THAN MỎ - Chưng khô than mỡ thu được than cốc, khí cốc và nhựa than đá. - Chưng cất nhựa than đá thu được hiđrocacbon thơm, dị vòng thơm và các dẫn xuất của chúng. Cặn còn lại là hắc ín. Sơ đồ tư duy: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên HocTot.XYZ
|