Lý thuyết Quần thể sinh vật - Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quần thế là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được.

BÀI 21. QUẦN THỂ SINH VẬT

I. Khái niệm quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

1. Khái niệm quần thể

Quần thế là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được.

2. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

a) Quan hệ hỗ trợ

Khi sống thành nhóm, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau trong tìm kiếm thức ăn, tự vệ, dẫn đến mỗi cá thể trong nhóm có nhiều thuận lợi hơn so với một cá thể sống đơn lẻ, hiện tượng này được gọi àl hiệu quả nhóm.

Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thế khai thác tối ưu nguồn sống, tăng hiệu quả sinh sản và hạn chế tác động bất lợi của môi trường, kết quả làm tăng số lượng cá thể của quần thể.

b) Quan hệ cạnh tranh

Nguồn sông của môi trường là có giới hạn, nếu số lượng cá thể của quần thế vượt quá khả năng cung cấp của môi trường thì cạnh tranh giữa các cá thể trở nên gay gắt.

Cạnh tranh gay gắt tác động làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ ệl tử vong, tăng mức xuất cư, đảm bảo mật độ phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, duy trì sự tồn tại và phát triển tương đối ổn định của quần thể.

Cạnh tranh gay gắt phân hóa sức sống của các cá thể trong quần thể, đào thải những cá thể kém thích nghi và tăng số lượng cá thể mang đặc điểm thích nghi trong quần thể.

II. Các đặc trưng cơ bản của quần thể

Mật độ cá thể

Kích thước quần thể

Kiểu phân bố

Tỉ lệ giới tính

Nhóm tuổi

III. Tăng trưởng của quần thể sinh vật

1. Các kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật

Tăng trưởng của quần thể là sự gia tăng về kích thước của quần thể qua các thế hệ.

Có 2 kiểu tăng trưởng: tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng trong điều kiện môi trường có giới hạn.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng quần thể

Sự tăng trưởng của quần thể phụ thuộc vào mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư 

3. Tăng trưởng của quần thể người

IV. Các kiểu biến đổi số lượng cá thể của quần thể

1. Biến động theo chu kì

Biến động theo chu kì là sự thay đổi số lượng cá thể theo chu kì, tương ứng với những biến đổi có tính chu kì của môi trường.

2. Biến động không theo chu kì

Biến động không theo chu kì àl sự thay đổi đột ngột số lượng cá thể trong quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên của môi trường như cháy rừng, bão, dịch bệnh,... hoặc do tác động của con người (khai thác khoáng sản, xả thải, xây dựng,...). 

V. Ứng dụng các hiểu biết về quần thể trong thực tiễn

1. Trong nông nghiệp

Trong trồng trọt, canh tác với mật độ hợp íl giúp cây trồng có đủ điều kiện để sinh trưởng tốt nhất; hạn chế cạnh tranh; thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh giúp nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản. 

2. Trong bảo tồn và khai thác tài nguyên sinh vật

Đối với từng loài, dựa vào số lượng quần thể, khu vực phân bố, kích thước các quần thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi,... để đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển hoặc nguy cơ suy thoái của loài trong tự nhiên, từ đó xác định được các loài cần được bảo vệ, các loài có thể khai thác và định mức khai thác.

3. Trong các chính sách xã hội

Dựa vào các nghiên cứu dân số như tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, phân bố dân cư, các nhà hoạch định chính sách nắm được đặc điểm và tiềm năng của dân số, từ đó đưa ra những chính sách về dân số, phát triển kinh tế, giáo dục, an sinh xã hội, ytế, bảo vệ môi trường,... phù hợp.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close