Lý thuyết trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Công nghệ 10Vai trò của trồng trọt đối với đời sống, kinh tế - xã hội BÀI 1: TRỒNG TRỌT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 * Cách mạng công nghệ 4.0: Là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp các kiến thức trong lĩnh vực vật lý,kỹ thuật số, sinh học. Nó tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, cách ngành nghề, trong đó có trồng trọt. * Ví dụ: - Công nghệ trồng cây không dùng đất trong nhà có mai che. - Công nghệ robot. - Công nghệ máy bay không người lái. - Công nghệ internet kết nối vạn vật. 1. Vai trò của trồng trọt đối với đời sống, kinh tế-xã hội. * Trồng trọt có vai trò quan trọng trong đời sống,kinh tế-xã hội nó có vai trò: + Cung cấp nguyên liệu chế biến. + Cung cấp lương thực, thực phẩm. + Tạo việc làm. + Mang lại thu nhập cho người trồng trọt. + Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. + Cung cấp thức ăn chăn nuôi. - Ví dụ: Năm 2020 Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê, đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu và hạt điều, đứng thứ 3 về xuất khẩu cao su, đứng thứ 5 về xuất khẩu chè. 2. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. * Thành tựu: - Giống cây trồng chất lượng: có năng suất cao, chất lượng tốt... - Chế phẩm sinh học chất lượng cao: phân vi sinh, phân hữu cơ... - Công nghệ canh tác: + Nhà trồng cây: nhà kính,nhà lưới...các thiết bị hệ thống điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường trồng trọt.(Nhiệt độ, ánh sáng) + Hệ thống trồng cây không dùng đất:hệ thống thủy canh... + Máy nông nghiệp: máy làm đất ,máy làm cỏ... + Thiết bị không người lái: robot, máy bay... + Hệ thống Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, cảm biến đế quản lý trang trại thông minh. 3. Triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 * Năng suất, sản lượng, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm trồng trọt không ngừng tăng cao. * Giá trị sản phẩm trồng trọt trên thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu không ngừng tăng. * Mặt hàng sản phẩm trồng trọt chất lượng cao được đa dạng hóa.. * Việc thất thoát thu hoạch được hạn chế đảm bảo quá trình bảo quản trong điều kiện bất lợi. * Công nghệ cơ giới tự động hóa và công nghệ thông tin được ứng dụng đem lại nhiều hiệu quả giảm thiểu công lao động, tăng độ chính xác cao... * Chất lượng nguồn nhân lực trồng trọt ngày càng tăng nhanh 4. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt * Người lao động cần: - Có sức khỏe tốt. - Có kiến thức và kỹ năng trồng trọt. - Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành các thiết bị, dụng cụ sản xuất trồng trọt; chăm chỉ cần cù, chịu khó trong công việc. - Tuân thủ các quy định của pháp luật, có ý thức bảo vệ môi trường. |