Lý thuyết vương quốc Chăm-pa Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diềuLý thuyết vương quốc Chăm-pa Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu 1. Sự thành lập và quá trình phát triển
Lược đồ Vương quốc Chăm-pa (thế kỉ II đến X) - Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp. - Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. - Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa. - Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhận trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam. 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội - Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa: - Nông nghiệp: trồng lúa nước trên nhiều loại ruộng khác nhau, biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò - Khai thác khoáng sản, lâm sản: vàng, hổ phách,... nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương - Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán. - Hoạt động nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất. * Bởi vì: đây còn là ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. - Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa:
3. Một số thành tựu văn hóa - Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ. - Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...) - Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương. - Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực. ND chính
Sơ đồ tư duy vương quốc Chăm-pa HocTot.XYZ
|