Lý thuyết vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lý thuyết vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của vương quốc Chăm-pa.

a. Vương quốc Chăm-pa ra đời

- Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập ách cai trị đối với vùng đất ở phía Nam dãy Hoành Sơn nước ta, đặt tên gọi là quận Nhật Nam.

-  Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đồ ách cai trị ngoại bang, lập ra nước Lâm Ấp (tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa).

b. Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên

+ Vuơng quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với vai trò của những vùng địa lí khác nhau.

+ Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô là Sin-ha-pu-ra (ở Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam ngày nay)

+ Thế kỉ VIII, kinh đô của Chăm-pa dịch chuyển về phía nam với tên gọi Vi-ra-pu-ra (ở vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận ngày nay).

+ Thế kỉ IX, người Chăm lại chuyển kinh đô về Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay), có tên là In-đra-pu-ra.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Hoạt động kinh tế

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa:

- Nông nghiệp: trồng lúa nước trên nhiều loại ruộng khác nhau, biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò

- Khai thác khoáng sản, lâm sản: vàng, hổ phách,... nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương

- Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.

- Hoạt động nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất.

* Bởi vì: đây còn là ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

b. Tổ chức xã hội

Trong xã hội Chăm-pa, vua thường được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao.

- Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần, một văn, một võ. Dưới đại thần là quan đứng đầu ba cấp: châu-huyện-làng.

- Các tầng lớp trong xã hội Chăm-pa bao gồm: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.

3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Chữ viết

Sáng tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình là thành tựu văn hoá nổi bật của người Chăm. Sau một thời gian mượn chữ Phạn để ghi chép, từ thế kỉ thứ IV, người Chăm đã cải biên chữ viết của người Án Độ để tạo thành hệ thống chữ Chăm cổ.

b. Tín ngưỡng, tôn giáo

Người Chăm xưa theo nhiều tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa,..) và du nhập một số tôn giáo lớn từ bên ngoài (Phật giáo và Ấn Độ giáo,...)

Sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo góp phần tạo ra những thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa. Nhiều di sản tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) và nhiều đền tháp Chăm khác ở ven biển miền Trung nước ta.

c. Xã hội

Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm đã minh chứng cho sự phong phú về đời sống văn hoá tinh thần của người Chăm xưa. Các lễ hội thường mang ý nghĩa nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội yên bình và hưng thịnh... tiêu biểu nhất là lễ hội Ka-tê.

ND chính

ND chính:

- Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của vương quốc Chăm-pa.

- Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của cư dân Cham-pa

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Cham-pa

Sơ đồ tư duy vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

 

hoctot.xyz

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close