Mở rộng thương nghiệpTóm tắt mục 3. Mở rộng thương nghiệp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục a Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp. a) Nội thương: - Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường), trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công. Hình ảnh chợ làng thời Trần (tranh vẽ) Mục b b) Ngoại thương - Thời Lý - Trần: + Ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài (Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) là những vùng cảng quan trọng. + Vùng biên giới Việt - Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán với đủ thứ lụa là, giấy bút, thương hiệu, vải vóc, ngà voi, ngọc vàng,... đến trao đổi. - Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp: nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài, thuyền bè chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt. * Nguyên nhân sự phát triển: - Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển. - Do thống nhất tiền tệ, đo lường. - Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. ND chính
Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Mở rộng thương nghiệp HocTot.XYZ
|