I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Chiếm 30,1%GDP cả nước.
- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.
- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.
+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử
+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.
+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.
BẢNG 9.4. MỘT SỐ NGÀNH CHIẾM TỈ TRỌNG LỚN TRONG CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP CỦA NHẬT BẢN
Ngành
|
Sản phẩm nổi bật
|
Hãng nổi tiếng
|
Công nghiệp chế tạo (chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu)
|
Tàu biển
|
Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới.
|
Mitsubisi,
Hitachi,
Toyota,
Nissan,
Honda,
Suzuki
|
Ôtô
|
Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra.
|
Xe gắn máy
|
Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra.
|
Sản xuất điện tử (ngành mũi nhọn của Nhật Bản)
|
Sản phẩm tin học
|
Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghệ tin học thế giới.
|
Hitachi,
Toshiba,
Sony,
Nipon
Electric,
Fujitsu
|
Vi mạch và chất bán dẫn
|
Đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn.
|
Vật liệu truyền thông
|
Đứng hàng thứ hai thế giới.
|
Rôbôt (người máy)
|
Chiếm khoảng 60% tổng số rôbôt của thế giới và sử dụng rôbôt với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, dịch vụ,...
|
Xây dựng và công trình công cộng
|
Công trình giao thông, công nghiệp
|
Chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập công nghiệp, đáp ứng việc xây dựng các công trình với kĩ thuật cao.
|
|
Dệt
|
Sợi, vải các loại
|
Là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển.
|
|
HocTot.XYZ