Nghị luận xã hội: Hãy sống trọn vẹn nhấtCó một quan niệm sống mà nhà văn Lưu Quang Vũ đã đưa ra cho chúng ta vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là: "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Đề bài Nghị luận xã hội: Hãy sống trọn vẹn nhất Lời giải chi tiết Có một quan niệm sống mà nhà văn Lưu Quang Vũ đã đưa ra cho chúng ta vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là: "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Vậy thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ như thế nào? Quan niệm sống mà ông muốn đưa ra là quan niệm sống mà nhà văn muốn nói đến chính là hãy sống thành thật với chính mình, sống để giữa tinh thần và thể xác của mình là một sự thống nhất. Bên trong, bên ngoài, ở đây chính là bên trong tâm hồn, về mặt tinh thần. Còn bên ngoài là những cư xử, về mặt thể xác. "Một đằng, một nẻo" chỉ trái ngược nhau. "Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo" chỉ sự trái nhau giữa tinh thần và thể xác. "Toàn vẹn" là sự trọn vẹn hoàn toàn, sự thống nhất chung. Do vậy, điều đầu tiên mà Quang Vũ muốn đặt ra ở đây là: Con người luôn có một sự thống nhất chung giữa bên trong và bên ngoài. Thật vậy, điều đó là thực sự quan trọng cần có đối với mỗi người chúng ta bởi con người là thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu như sự thống nhất đó không còn thì ta không còn là chính ta nữa. Ví dụ đơn giản là nếu như một con người quyết tâm nhưng lại có những hành động trái ngược với quyết tâm đó thì ta không còn là một người quyết tâm như ta muốn nữa. Điều thứ hai mà nhà văn muốn nói đến đó là: Con người phải sống thật với mình. Song để sống thật với bản thân mình chính là điều xuất phát từ tim, hiểu những gì mà mình cần và hãy là chính mình. Nếu không sống với chính mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai họa cho mọi người Bởi vì khi đó ta đang tự lừa dối chính bản thân mình, lừa dối người khác, rồi sự lừa dối đó sẽ làm chính bản thân mình dằn vặt, đau khổ, mọi người sẽ nhìn nhận người đó là một người khác chứ không phải là chính bản thân họ. Chẳng hạn có một ai đó với vẻ bề ngoài rất đỗi hiền thục, tốt bụng nhưng bên trong lại độc ác, suy tính những chuyện có hại cho người khác dựa vào bề ngoài của mình thì khi đó chính người đó đã gây ra sự đau khổ, tai hại cho người khác. Vì thế chúng ta hãy sống một cách trọn vẹn nhất, giữa suy nghĩ và hành động, giữa bên trong và bên ngoài luôn có sự thống nhất. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, những người biết sống thành thực với bản thân mình thì luôn cảm thấy hạnh phúc. Họ có những suy nghĩ và hành động luôn có sự thống nhất. Lúc đó họ đã là chính họ trong mắt người khác. Như khi ta ghét một ai thì ta cứ nói ghét, không phải bên trong ghét bên ngoài lại tỏ vẻ rất mến người đó, làm những điều mà ta không thích để thể hiện sự yêu mến chính mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những kẻ không hề xem trọng bản thân mình, luôn làm những điều trái ngược với chính mình để đạt được mục đích của mình. Thế nên chúng ta hãy làm những gì mà chính con người chúng ta mong muốn mà không gây hại đến người khác, hãy nhìn nhận những gì bản thân mình đang có. Hãy trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những xung quanh. Điều quan trọng hãy là chính mình trong mọi tình huống, hãy là một cách trọn vẹn nhất và hãy để sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác mỗi người luôn tồn tại. Tất cả những điều ấy cũng góp phần tạo nên điều kì diệu cho con người chúng ta, bởi vì "Mỗi người chúng ta la một điều kỳ diệu”. HocTot.XYZ
|