Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân HươngBài thơ có hai phương diện kết hợp, vừa có nét đau buồn, chán nản lại vừa khao khát, mong đợi. Người phụ nữ ao ước một cuộc sống hạnh phúc, có tình yêu của người bình thường chứ không phải muốn trở thành một tấm gương an phận thủ thường mà Nho giáo xưa vẫn ra sức tuyên truyền.
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập "Lưu Hương kí" bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi... thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên. Chùm thơ "Tự tình" phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu,... Trong đó, bài thơ "Tự tình II" là bài thơ đặc sắc hơn cả. Hai câu đầu, một câu tả cảnh, một câu tả người. Mối quan hệ giữa cảnh và tình cần được chú ý. Không gian là đêm khuya thanh vắng, tiếng trống cầm canh vang lên như tăng thêm sự vắng lặng, tô đậm trạng thái cô đơn của Xuân Hương. Tiếng trống dồn cùng gây ấn tượng về nhịp đi gấp gáp của thời gian, cảnh một mình nhà thơ trơ trọi ngồi trong đêm sắp tàn, xung quanh thiếu vắng dấu hiệu của người tri kỉ, chỉ có tạo vật vô tình (nước non). Hai chữ “hống nhan” thường được người xưa liên hệ với bạc phận. Nhưng lời thơ không chỉ là buồn tủi, bẽ bàng mà còn thề hiện một bản lĩnh, một cá tính. “Trơ” còn có nghĩa là thách thức, là đương đầu với số phận, dấu hiệu của khát vọng sống có tình yêu xứng đáng. Hai câu thơ tiếp theo cũng tả cảnh và tả người nhưng đặt người trong một tương quan với cảnh khác hai câu đầu. Có thể hiểu say lại tỉnh" nhu là cái vòng luẩn quẩn của tình cảnh nhà thơ, hình tượng vầng trăng “khuyết chưa tròn” gợi liên tưởng về tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên cua nhà thơ không trọn vẹn. Người buồn lấy rượu để giải sầu nhưng sầu không thể dứt, như rượu uống mà không hề say, “say lại tỉnh”. Trăng đang tàn và khuyết. Tuy thế, trăng sẽ tròn lại được nhưng tuổi xuân của con người liệu có lặp lại? Đã buồn, nhìn trăng lại buồn hơn. Hai câu thơ số năm và số sáu tả cảnh nhưng trong cảnh vẫn ngụ tình. Hình tượng “xiên ngang mặt đất” và “đâm toạc chân mây” khá đặc sắc. Cảnh thiên nhiên trong hai câu thơ không phẳng lặng mà cựa quậy, trỗi dậy, tương tự như người phụ nữ trong bài thơ không cam chịu cô đơn, bất hạnh mà xã hội và số phận đã an bài, muốn bứt phá, bật dậy tìm hạnh phúc cho bản thân. Đến rêu là loài yếu mềm mà “xiên ngang mặt đất” để trồi dậy, đến đá tưởng như lặng im mà cũng “đâm toạc chân mây” phải có một sức sống, một tình đời mạnh mẽ đến mức nào thì nhà thơ mới nhìn ra được cảnh trí sống động như vậy. Hoàn cảnh đáng buồn của bản thân không thể làm tê liệt tình yêu cuộc sống của tác giả. Hai câu kết bộc lộ tâm trạng của nhà thơ. Xuân đi rồi xuân lại có nghĩa khái quát chỉ thời gian trôi qua, nhưng mang âm vị cay đắng chán ngán vì chỉ tuổi trẻ và hạnh phúc đang đi qua, không báo giờ trở lại (không phải là thu đi rồi thu về mà chính là mùa xuân vì mùa xuân đồng nghĩa với tuổi trẻ và tình yêu - trong tiếng Hán cổ, chữ xuân có một nghĩa là xuân tình. Tuổi trẻ của nhà thơ đang trôi qua mà nhà thơ không có được một tình yêu xứng đáng. Mảnh tình diễn tả tình yêu nhỏ bé thảm hại. Hai chữ san sẻ ngầm chỉ báo cho ta phán đoán rằng tác giả đang trong thân phận lẽ mọn hoặc hầu thiếp. Nếu đúng như vậy thì bài thơ là một tiếng nói táo bạo. Người phụ nữ trong bài thơ dám nói lên tiếng nói chán ghét, phản kháng cảnh lẽ mọn, hầu thiếp, cảnh mà nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn cay đắng cam chịu. Nhưng dù không hiểu theo cách trên thì ta vẫn thấy ý nghĩa nhân bản mang tính chất thời đại sâu sắc của tác phẩm. Người phụ nữ trong bài thơ đã dám nói thực nỗi lòng mình, dám thể hiện sự chán ghét thân phận mà xã hội áp đặt. Do đó, đã góp tiếng nói vào quá trình đấu tranh giải phóng phụ nữ. Bài thơ có hai phương diện kết hợp, vừa có nét đau buồn, chán nản lại vừa khao khát, mong đợi. Người phụ nữ ao ước một cuộc sống hạnh phúc, có tình yêu của người bình thường chứ không phải muốn trở thành một tấm gương an phận thủ thường mà Nho giáo xưa vẫn ra sức tuyên truyền. Thậm chí, bài thơ còn ngầm thách với duyên phận bẽ bàng. Đó là một tư tưởng tích cực, tiến bộ cống hiến cho lịch sử trung đại. Đó cũng, là giá trị nhân văn của bài thơ. HocTot.XYZ
|