Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác.Lê Hữu Trác là một danh y nhưng có tư tưởng ẩn dật, lánh đời, không ham công danh phú quý. Cái nhìn của người ẩn dật được đôi mắt của ông chiếu vào quang cảnh phủ chúa vốn là nơi cực kì sang giàu, phú quý.
Lê Hữu Trác là một danh y nhưng có tư tưởng ẩn dật, lánh đời, không ham công danh phú quý. Cái nhìn của người ẩn dật được đôi mắt của ống chiếu vào quanh cảnh phủ chúa vốn là nơi cực kì sang giàu, phú quý. Ông tả phủ chúa thâm nghiêm, xa hoa tráng lệ, từ vườn hoa thơm ngào gạt, cung phủ với gấm vóc lụa là, người hầu kẻ hạ, đồ đạc sơn son thiếp vàng, đồ dùng chưa hề thấy trong dân gian như mâm vàng chén bạc, cảnh phi tần son phấn, ánh nến cháy rực rỡ. Đặc biệt là cảnh ông khúm núm lạy bốn lạy và bắt mạch cho “thế tử” Trịnh Cán mới độ 5-6 tuổi. Để hiểu đúng mục đích việc tả tỉ mỉ cảnh tượng phồn hoa, thịnh vượng này của tác giả, cũng cần biết kết thúc Thượng kinh kí sự. Ông kể khi về đến quê vài ngày thì nghe tin cuộc chính biến kiêu binh đã giết hại cả nhà quan Chánh đường (tất nhiên ta ngầm hiểu là Trịnh Cán cũng phải bỏ chạy). Ông viết: “Giàu sang như mây nổi, những nơi đàn sáo lâu đài trước đây bỗng phút chốc trở thành gò hoang cồn vắng”. Như vậy, nhà văn đã không tả với cảm hứng ca ngợi hay thán phục mà tả để chuẩn bị cho kết luận của ông về sự phù hoa, giả tạo và tạm bợ của giàu sang phú quý. Giàu sang như đám mây bay, thay đổi, tụ tán bất thường, không nên chạy theo giàu sang, danh lợi, hãy vui với cuộc sống người ẩn sĩ. Việc tả tỉ mỉ cùng còn hàm ý phê phán kín đáo đối với chúa Trịnh Sâm. Trịnh Sâm tiếm quyền vua Lê với những bằng chứng vật chất: Ghế rồng của y sơn son thiếp vàng là một bằng chứng hùng hồn. Đoạn trích có nhiều chi tiết “dắt”. Nói về sự chán ghét công danh phú quý, ông dùng chi tiết phu cáng chạy nhanh như ngựa chạy lồng làm ông khổ sở. Trước những cảnh và đồ vật lộng lẫy trong phủ, ông chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi xuống đi. Số lượng bảy, tám vị lương y tập trung chữa bệnh cho Trịnh Cán cũng tố cáo sự bất tài bất lực của các quan ngự y lương cao bổng hậu. Việc tả thâm cung tăm tối, thiếu dưỡng khí chỉ rõ cách nhìn sắc sảo của vị lương y ẩn dật vốn sống gần tự nhiên đối với nguyên nhân bệnh trạng của Trịnh Cán- căn bệnh do chính lối sống phú quý đem lại. Đặc biệt, các chi tiết xung quanh việc ông bắt mạch cho Trịnh Cán: lạy bốn lạy được Cán khen là “ông này lạy khéo” cũng nói lên nỗi đau đớn ám thầm của ông, sự nhục nhã của kẻ hầu hạ bọn vua chua quyền uy để kiếm chút bổng lộc. Những chi tiết ấy sẽ giải thích tại sao ông đã kiên quyết từ chối quan chức mà quan Chánh đường đề nghị ông để xin về quê. Chi tiết về phi tần áo đỏ phấn sáp dưới ánh nến cũng tố cáo sự ăn chơi, hưởng lạc sa đọa của chúa Trịnh Sâm. Nói chung các chi tiết cho thấy cai nhìn sắc sảo và hiện thực của tác giả, cho biết lí tưởng ẩn dật của ông đối lập với ham muốn công danh, phú quý như thế nào. Các suy nghĩ khi lí giải về bệnh tình và cách chữa bệnh cho Trịnh Cán cho thấy tác giả dửng dưng với cám dỗ giàu sang, coi việc ăn quá no, mặc quá ấm của giới quyền quý là nguồn gốc của bệnh tật, do đó càng thấm thía với tự do của cuộc sống bình thường. Nhân cách cao đẹp của tác giả cũng bộc lộ trong giây phút dấu tranh nội tâm. Là nhà ẩn sĩ, ông sợ nếu mình đem tài ra chữa bệnh cho Trịnh Cán thì chắc chắn được trọng dụng, sẽ rơi vào vòng danh lợi. Nhưng là một lương y, với lượng tâm thầy thuốc, ông quyết định bảo vệ quan điểm của mình về nguyên nhân bệnh tình, bất chấp diều đó có thể trái với ý của quan Chánh đường, tức là không có lợi cho ông (…). HocTot.XYZ
|