Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê trước khi đánh nhau với cối xay gió (Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió - Xéc-van-téc).Tuy có nhiều khía cạnh tốt đẹp nhưng vì ngấm quá nhiều truyện kiếp hiệp nên Đôn Ki-hô-tê trở thành một nhân vật nực cười, vừa đáng trách lại vừa đáng thương
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Xéc-van-téc - nhà văn nổi tiếng của văn học Tây Ban Nha. - Giới thiệu và khái quát nhân vật: Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, nhân vật chính - Đôn Ki-hô-tê hiện lên với những phẩm chất của một người hiệp sĩ giang hồ dù đó chỉ là sự ngô nghê, ảo tưởng, hão huyền. 2. Thân bài: a. Nguồn gốc xuất thân và ngoại hình: - Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. - Ngoại hình: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên lưng 1 con ngựa còm Rô-xi-nan-tê. b. Phẩm chất, tính cách * Lòng dũng cảm của một hiệp sĩ giang hồ trừ gian diệt ác, cứu người lương thiện - Khi gặp những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê đã mường tưởng chúng thành những kẻ khổng lồ xấu xa. Vì vậy ông đã quyết tâm một mình lao vào “giao chiến giết hết bọn chúng” và “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”. - Trên con đường phiêu lưu của mình, Đôn Ki-hô-tê luôn chọn những con đường có nhiều nguy hiểm bơi lẽ trên những con đường ấy mới có thể “gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau”. - Sau khi thất bại ở cuộc chiến với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê dùng luôn 1 cành cây khô gắn cái mũi sắt để làm thành ngọn giáo, sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo. ⇒ Lòng dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn dù những điều đó chỉ là Đôn Ki-hô-tê tự tưởng tượng mà ra. * Coi khinh những điều tầm thường, thực dụng của con người - Dù bị thương sau trận chiến, Đôn Ki-hô-tê vẫn không kêu than, rên rỉ bơi theo ông, hiệp sĩ giang hồ sẽ chẳng hề gì mấy vết thương đau đớn thể xác, dù “xổ cả gan ruột ra ngoài”. Đây có lẽ là điều ông đã học tập được từ các hiệp sĩ giang hồ trong những truyện phiêu lưu ông đã đọc. - Đặc biệt, Đôn Ki-hô-tê không lấy việc ăn uống, rượu chè làm thích thú. Bởi đó chỉ là những nhu cầu của những con người tầm thường, thực dụng. ⇒ Đôn Ki-hô-tê coi thường những nhu cầu tầm thường của con người * Tình yêu say đắm và tấm lòng thủy chung - Đôn Ki-hô-tê say đắm một phụ nữ nông dân, thậm chí còn ban cho chị ta cái tên công nương Đuyn-xi-nê-a. - Trong trận chiến với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê vẫn nghĩ đến người phụ nữ trong lòng ông và cầu mong nàng cứu giúp cho ông khỏi hiểm nguy. Dù trong lúc nguy nan nhất, Đôn Ki-hô-tê vẫn nghĩ đến người yêu và lấy đó làm động lực để chiến đấu mạnh mẽ hơn. - Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão. - Không cần ăn uống vì chỉ nghĩ đến người yêu cũng thấy no. ⇒ Mặc dù chỉ là do lão tự tưởng tượng theo truyện hiệp sĩ nhưng cũng có thể thấy, Đôn Ki-hô-tê là một người yêu say đắm, chung thủy. 3. Kết bài: - Khái quát lại nhân vật: Đôn Ki-hô-tê dù có những phẩm chất tốt nhưng lại là nhân vật đại diện cho những con người mơ mộng, ảo tưởng, hão huyền, không thực tế. - Liên hệ, đánh giá sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn nổi tiếng Xéc-van-téc.
Bài mẫu "Đôn Ki-hô-tê" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Xéc-van-téc và của nền văn học Tây Ban Nha. Đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" là đoạn trích tiêu biểu góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật chính: nhân vật Đôn Ki-hô-tê, một con người có lí tưởng tốt đẹp nhưng vì mê muội bởi những tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp lỗi thời nên hành động mê muội, đáng cười. Đôn-ki-hô-tê là một kẻ gàn dở, đam mê tiểu thuyết đến điên cuồng, sự cuồng si đó còn biến thành hành động muốn trở thành hiệp sĩ để đi cứu giúp những người lương thiện. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn là những thứ han gỉ của tổ tiên để lại. Mang trong mình lí tưởng làm hiệp sĩ để cứu giúp mọi người, nhưng thời đại của hiệp sĩ đã qua, khát vọng của Đôn-ki-hô-tê trở thành lỗi thời, nên mọi suy nghĩ, hành động của ông đều trở thành trò cười cho mọi người. Cuộc đánh nhau với cối xay gió đã bộc lộ đầy đủ sự gàn dở, đầu óc hoang tưởng của Đôn-ki-hô-tê. Trên đường đi thực hiện những ý định viển vông, hai thầy trò phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ, và quyết giao chiến. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê càng hăng máu xông vào. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng. Kết cục, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau". Đoạn trích này làm hiện lên rất rõ tính cách của Đô Ki-hô-tê. Sự mê muội do đọc quá nhiều sách kiếm hiệp đã khiến người hiệp sĩ tưởng những chiếc cối xay gió là bọn khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là phép thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn. Vì thế mà, không một chút ngần ngại, lão hiệp sĩ đã lao vào để tiêu trừ cái lũ gian ác ấy. Ước mơ và khát vọng của người hiệp sĩ không phải là không tốt đẹp và dũng cảm nếu đối thủ là quân gian ác thực sự, nhưng nó lại là hành động thật nực cười bởi đối thủ của anh ta lại là... những chiếc cối xay gió. Tính cách của Đôn Ki-hô-tê còn được thể hiện rõ ờ đoạn tiếp theo: lão bị trọng thương những không hề rên rỉ (lão cần phải chứng tỏ mình là một hiệp sĩ giang hồ); lão cũng không quan tâm đến chuyện ăn, chuyện ngủ bởi lão còn đang mơ đến... "tình nương”. Tuy có nhiều khía cạnh tốt đẹp nhưng vì ngấm quá nhiều truyện kiếp hiệp nên Đôn Ki-hô-tê trở thành một nhân vật nực cười, vừa đáng trách lại vừa đáng thương. HocTot.XYZ
|