Qua bài Hầu trời của Tản Đà, anh (chị) tìm những dấu hiệu chứng minh thơ Tản Đà: có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học.

Dưới hình thức một bài thơ, câu chuyện tưởng tượng vui và đầy hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Nhà thơ tản Đà vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương, đó là viết văn để phục vụ thiên lương.

NHỮNG Ý CHÍNH

- Yêu cầu của đề là qua bài thơ Hầu trời (có thể sử dụng cả bài Muôn làm thằng Cuội đã học ở lớp 8) tìm những yếu tố mới đánh dấu bước phát triển của thơ ca Việt Nam trong buổi giao thời giữa văn học trung đại và hiện đại.

- Về cảm hứng: Cảm hứng lãng mạn với ước mơ được bay bổng lên tận cõi tiên có hoàn toàn mới mẻ trong văn học thời trung đại không? (Chú ý tích Lưu Thần, Nguyền Triệu lạc vào cõi tiên). Người xưa mong ước được lên cõi tiên là để tìm kiếm điều gì (khi cõi đời là một vòng danh lợi ô trọc mà người ta chán ghét)?

- Đầu thế kỉ XX, khi ý thức về “cái tôi” cá nhân đã trỗi dậy, Tản Đà mơ thoát lên tiên còn có ước nguyện khác? (chú ý phân tích qua các chi tiết nghệ thuật ở câu 4, 8 trong bài Muốn làm thằng Cuội và đoạn thơ tả cảnh Trời và chư tiên nghe Tản Đà đọc thơ văn mình trong bài Hầu Trời. Tản Đà muốn khẳng định điều gì qua những vần thơ đó? Vì sao nhà thơ phải lên tận Trời để cỏ thể thỏa được niềm khao khát đó?) Nguồn cảm hứng đó có ý nghĩa như thế nào đối với cả thế hệ thi nhân mới?

- Về nghệ thuật: Tìm những dấu hiệu đổi mới qua thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ.

HocTot.XYZ

  • Đọc hiểu Hầu trời

    I - Gợi dẫn 1. Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông sinh ra bên núi Tản sông Đà, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (nay là Ba Vì, Hà Tây) nên lấy bút danh là Tản Đà. Tản Đà sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống khoa bảng và văn học nghệ thuật

  • Trí tường tượng phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời

    Bài thơ Hầu Trời là một tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Tản Đà. Với những chi tiết, tình huống hấp dẫn và pha chút khôi hài, bài thơ đã thể hiện được tri tưởng tượng phóng túng của nhà thơ

  • Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài Hầu Trời

    Nhà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: “Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và “Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh những nét riêng độc đáo đó.

  • Cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời

    Bài thơ Hầu Trời là một tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Tản Đà. Với những chi tiết, tình huống hấp dẫn và pha chút khôi hài, bài thơ đã thể hiện được tri tưởng tượng phóng túng của nhà thơ.

  • Cảm nghĩ về bài thơ Hầu Trời của thi sĩ Tản Đà.

    Bài thơ cho ta thấy Tản Đà có một trí tưởng tượng phong phú, một vốn từ ngữ giàu có, nhất là khi ông nói về Trời, về các chư tiên và cách sống của họ. Đoạn thơ nói về cuộc đọc văn và bình văn, về ngôn ngữ đối thoại giữa văn sĩ với Trời và các chư tiên được kể lại rất sinh động và lí thú.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close