Quốc tế thứ hai - Lịch sử 10Tóm tắt mục 2. Quốc tế thứ hai. Ngày 14 - 7 - 1889. Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục a a) Hoàn cảnh ra đời - Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động. - Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ. - Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời, ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari. Mục b b) Hoạt động Quốc tế thứ hai - Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị. - Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động. * Hạn chế: ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa vô chính phủ. * Đóng góp: Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước. * Vai trò của Ăng-ghen đối với hoạt động của Quốc tế thứ hai: Sự ra đời của Quốc tế thứ hai là bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân. * Ý nghĩa: - Đại hội đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò của quần chúng. - Có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX. ND chính
HocTot.XYZ
|