Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ "là" (Chi tiết)

Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

Câu 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

a) Phú ông mừng lắm.

(Sọ Dừa)

b) Chúng tôi tụ hội ở góc sân.

(Duy Khán)

Trả lời:

Chủ ngữ, vị ngữ của các câu:

a) Phú ông / mừng lắm.

       CN              VN

b) Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.

      CN                    VN

Câu 2. Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?

Trả lời:

Vị ngữ của các câu đã cho do các từ ngữ sau tạo thành:

-  Cụm tính từ: mừng lắm

-  Cụm động từ: tụ hội ở góc sân.

Câu 3. Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải.

Trả lời:

Có thể thêm các từ ngữ phủ định:

a) Phú ông không mừng lắm.

b) Chúng tôi không tụ hội ở góc sân.

Phần II

Video hướng dẫn giải

CÂU MIÊU TẢ VÀ CÂU TỒN TẠI

Trả lời câu 1 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.

b) Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.

Trả lời:

Chủ ngữ và vị ngữ của các câu:

a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại.

          TN                CN                   VN

b) Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con.

            TN           VN              CN

Trả lời câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Chọn trong hai câu đã dẫn một câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây. Giải thích vì sao em chọn câu này mà không chọn câu khác.

Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng (...) tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.

(Tô Hoài)

Trả lời:

Chọn câu “đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con” sẽ hợp lý hơn vì câu này nhấn mạnh hoạt động tiến lại gần, tạo sự bất ngờ, gay cấn.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là câu tồn tại.

a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngày xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.

b) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.

c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măngMăng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo đoạn văn sau:

      Có thể nói, sân trường là khoảng không gian mà em yêu nhất khi đi học. Bởi nơi đó ghi dấu tất cả những kỉ niệm vui chơi của chúng em, có những tiếng cười và những trò chơi mà em nhớ mãi. Sân trường vào giờ ra chơi chan chứa đầy ánh nắng. Đua nhau chuyền cành, hót líu lo là những chú chim. Từng tán lá bàng rộng che mát khu vui chơi, cả những cành hoa phượng cũng như muốn xà suống sân cùng các bạn vui đùa. Lũ học trò chúng em luôn biết ơn mỗi tán cây, mỗi tiếng chim nơi đây vì đó là những không gian lí tưởng nuôi nấng tuổi học trò của mỗi người.

Câu tồn tại: Đua nhau chuyền cành, hót líu lo là những chú chim

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close