Soạn bài Luyện tập viết bản tin - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Luyện tập viết bản tin. Bài 1: a. Phân tích cấu trúc bản tin:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 178 SGK Ngữ văn 11 tập 1) a. Phân tích cấu trúc: - Nhan đề : - Triển khai thông tin từ khái quát đến cụ thể, chi tiết. b. Phân tích dung lượng: - Độ dài trung bình (11 dòng). - Thông tin về kết quả (đứng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về bình đẳng giới). - Sự kiện: Bình đẳng giới trong giáo dục, y tế, kinh tế...và những hạn chế. c. Loại bản tin: Tin thường. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 178 SGK Ngữ văn 11 tập 1) a. Nội dung: Dự án phát triển và đưa cây dược liệu Việt Nam ra thị trường thế giới đựoc lựa chọn vào danh sách 10 ứng cử viên đoạt giải thưởng: “Môi trường và phát triển 2007”. b. Cách nắm bắt nhanh nội dung thông tin: - Căn cứ nhan đề bản tin. - Căn cứ vào câu mang nội dung thông tin quan trọng nhất có liện quan đến sự kiện được nhắc trong nhan đề. Câu này thường đứng ở đầu bản tin. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 179 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Sắp xếp nội dung thông tin chưa hợp lí: việc đưa thông tin số lượng các trường Đại học đăng kí dự thi vào vị trí trong bài là không hợp lí vì trước và sau đều nói về thể thức cuộc thi. - Cách sửa: Đưa câu “Đến nay...cuộc thi” xuống cuối bản tin. Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 179 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Tập viết bản tin thường. - Loại tin: + Bản tin a nên viết như một tin thường hoặc một tin tường thuật. + Bản tin b, c nên viết theo loại tin tổng hợp. - Tiêu đề bản tin + Đối với bản tin a: Trận đấu bóng đá lịch sử giữa trường… + Đối với bản tin b: “Hát mừng thầy cô”, “Hoa dâng thầy”, “Tết thầy”,… + Đối với bản tin c: “HS trung tâm GDTX KTHN Dầu Tiếng thắp lửa sưởi ấm đồng bào vùng lũ”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Chị ngã em nâng”,… Gợi ý: - Mở đầu: + Cần viết sao cho người đọc (nghe) nhanh chóng nắm bắt được thông tin chủ yếu của bản tin. + Thu hút sự chú ý. - Phần triển khai: + Cần tập trung trả lời vào câu hỏi cụ thể: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Kết quả: + Kiểm tra độ chính xác của thông tin. - Nội dung: + Định hướng tư liệu, thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện. + Diễn biến nội dung sự kiện. + Kết quả của sự kiện. HocTot.XYZ
|