Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtThuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nói Video hướng dẫn giải Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. Phương pháp giải: - Xác định đối tượng. - Xác định mục đích nói. - Xác định đối tượng người nghe. - Xác định không gian và thời gian nói. - Tìm ý và lập dàn bài cho bài nói. Lời giải chi tiết: Dàn ý 1. Phần Mở đầu - Lời chào, lời giới thiệu bản thân. - Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. 2. Phần Nội dung Đưa ra quan điểm của bản thân về xu hướng, một số tiêu chí chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay như: - Công việc phải gắn với đam mê, sở thích và phù hợp với năng lực cá nhân. - Đáp ứng nguồn thu nhập ổn định. - Thời gian làm việc phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cá nhân. - Có cơ hội thăng tiến. 3. Phần Kết luận Khẳng định lại vấn đề thuyết trình và gửi lời cảm ơn. Bài nói chi tiết Chào thầy/ cô và các bạn. Chúng ta sau này ai rồi cũng phải trưởng thành, rời xa mãi trường cấp 3, đại học và chọn cho mình một định hướng nghề nghiệp riêng. Các bạn có những tiêu chí gì hay sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay ra sao? Đó là vấn đề chính mình muốn chia sẻ trong bài thuyết trình ngày hôm nay. Cùng với đà đi lên của xã hội là sự ra đời của nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt những ngành nghề này có sự hấp dẫn rất lớn đối với giới trẻ. Giới trẻ Việt Nam giờ đây có rất nhiều cơ hội để giao lưu, học hỏi và tiếp cận với nhiều ngành nghề khác nhau. Họ sẵn sàng thay đổi bản thân bằng cách bổ sung thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng vi tính, kỹ năng ngoại ngữ để có thể chạy kịp theo sự thay đổi nhanh chóng của thời đại. Họ bỏ qua các tư tưởng lạc hậu là “Đại học là con đường duy nhất đưa bạn trẻ đến với thành công”. Chính sự tiếp cận này đã tạo nền tảng giúp cho các bạn trẻ có thể đưa ra những tiêu chí cho bản thân để có thể chọn lựa được những ngành nghề phù hợp. Việc chọn nghề của giới trẻ được dựa vào những tiêu chí sau: Thứ nhất, Công việc phải gắn với đam mê, sở thích và phù hợp với năng lực cá nhân. Ai sinh ra cũng sẽ một niềm đam mê hay thích thú với một ngành nghề nào đó. Vì vậy ưu tiên đầu tiên ở đây sẽ là một công việc có thể đáp ứng được sở thích cũng như năng lực mà bản thân cho phép. Thứ hai quan trọng không kém phần đó là phải Đáp ứng nguồn thu nhập ổn định. Suy nghĩ đơn giản rằng một công việc với mức lương ba cọc ba đồng không đủ chi trả cho sinh hoạt phí của mình thì hiển nhiên bạn sẽ không bao giờ lựa chọn công việc đó. Thời gian làm việc phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cá nhân là tiêu chí thứ ba. Một công việc phân bổ thời gian hợp lý đáp ứng được thời gian làm việc cũng như có thời gian để nghỉ ngơi thư giãn sẽ luôn là một công việc lí tưởng để các bạn trẻ hướng tới. Tiếp theo, Có cơ hội thăng tiến. Không ai muốn một công việc mà bắt đầu ở đâu thì kết thúc ở đó, không có sự thăng tiến. Khi đã đi làm ai cũng muốn được khẳng định bản thân mình bằng việc cống hiến công sức trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất. Bên cạnh đó họ cũng muốn được nhận công sức đền đáp xứng đáng cho những đóng góp mình bỏ ra bằng việc thăng chức, tăng lương. Giới trẻ hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn. Hãy hiểu rõ thực lực cũng như các kỹ năng mà bản thân mình có: Hãy luôn trang bị cho mình một nguồn thức dồi dào, những kỹ năng bài bản với một thái độ nhiệt tình kết hợp những thói quen tốt để có sẵn một hành trang bước vào nghề. Bài thuyết trình của mình xin được kết thúc tại đây. Cảm ơn cả lớp đã chú ý lắng nghe và mình rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ mọi người. Nghe Video hướng dẫn giải Bước 1: Chuẩn bị nghe - Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe. - Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép. Bước 2: Lắng nghe và ghi chép - Tập trung lắng nghe bài đánh giá. - Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá. Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá - Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói. - Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng. - Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên bài đánh giá của người nói.
|