Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều siêu ngắnSoạn bài Thực hành Tiếng Việt siêu ngắn Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về từ đơn và từ phức để làm câu này. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức cấu tạo từ ghép để trả lời câu này. Lời giải chi tiết: a. Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, ngày đêm, tìm kiếm, phải trái, tài giỏi, hiền lành, trốn tránh, giẫm đạp. b. Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, bờ cõi, non yếu. Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Em viết ra các nhóm sau đó lọc ra các từ ngữ thích hợp để điền vào. Lời giải chi tiết: a. Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm. b. Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng. c. Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp. d. Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, bánh bèo, bánh khúc. Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 25SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Đọc kĩ các ví dụ, lọc ra các từ láy và chọn từ ngữ để điền vào các nhóm. Lời giải chi tiết: a. Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén. b. Gợi tả âm thanh: véo von. Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: - Các truyền thuyết cổ tích đã học thường có câu mở đầu “Ngày xửa, ngày xưa”. Từ đó em viết câu văn giới thiệu nhân vật có sử dụng cụm từ trên. - Em tùy chọn một nhân vật của truyện cổ tích hoặc truyền thuyết nào đó mà mình ấn tượng (Sọ Dừa, nàng Tấm, Lạc Long Quân, Âu Cơ,…) Lời giải chi tiết: Ngày xưa, ở một làng nọ có bà lão do uống nước trong chiếc sọ dừa nên đã sinh ra một cậu bé có hình thù kì lạ với tên gọi Sọ Dừa. HocTot.XYZ
|