Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (chi tiết)

"Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị".

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

 Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi "Tây hóa"?

Lời giải chi tiết:

 Trong bài văn, Nguyễn An Ninh đã cực lực phê phán những kiểu học đòi chạy theo "Tây hoá":

- Đó là việc: "Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình", bởi họ cho đó là "một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc".

- Nhiều người khác lại bắt chước những "kiểu kiến trúc và trang trí lai căng" của phương Tây. Theo tác giả: "Nhiều người An Nam bị Tây hoá hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương". Tuy nhiên, thực tế thì họ "chẳng có được một thứ văn minh nào". Không những thế, "Việc từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng".

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc?

Lời giải chi tiết:

- Theo tác giả, tiếng nói vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc. "Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị".

- Nhận định của tác giả là hoàn toàn có căn cứ bởi:

+ Tiếng nói là tinh thần của dân tộc, là văn hoá của dân tộc và như chính tác giả đã khẳng định: "Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi [,..]. Vì thế đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Căn cứ vào đâu, tác giả nhận định tiếng "nước mình" không nghèo nàn?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã đưa ra ba dẫn chứng để khẳng định rằng tiếng nước mình không nghèo nàn:

- "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?". Tác giả đặt ra một câu hỏi mang tính khẳng định. Ngôn ngữ của Nguyễn Du là ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều - một kiệt tác văn chương được đánh giá là đã thể hiện được một cách sâu sắc và phong phú nhiều mặt của đời sống con người nhất là đời sống nội tâm.

- Truyện Kiều là một minh chứng về khả năng biểu đạt tài tình của ngôn ngữ mà không ai có thể phủ định được. Đó là một dẫn chứng hoàn toàn thuyết phục.

- Tác giả tiếp tục đưa ra câu hỏi mang tính khẳng định: "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?". Một sự suy luận rất logic và hoàn toàn có lý. Trung Hoa rộng lớn và được coi là một trong những cái nôi văn hoá của thế giới. Tác phẩm văn học của họ phong phú và cũng vô cùng sâu sắc, thế nhưng ngôn ngữ của ta vẫn đủ sức chuyển dịch được tất cả những điều tưởng như quá lớn lao ấy. Tiếng An Nam đã làm được như vậy thì theo tác giả, không có lý gì để chúng ta không thể viết được những tác phẩm tương tự (bởi ngôn ngữ của chúng ta thừa khả năng có thể biểu đạt được những điều đó).

- Dẫn chứng thứ ba được tác giả đưa ra đơn giản hơn tất cả. Nó hướng người ta vào hành động và nếu ai còn hoài nghi, thậm chí có thể kiểm tra lại ngay bất cứ lúc nào: "Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra".

Lời giải chi tiết:

Đang cập nhật!

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

 Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ "nước mình"?

Lời giải chi tiết:

 - Phê phán những kẻ học đòi Tây học nhưng Nguyễn An Ninh không phủ nhận ngôn ngữ nước ngoài. Theo tác giả: "Chúng ta không thể né tránh châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu". Như thế, theo tác giả, rõ ràng muốn nước mình độc lập, thì phải hiểu nước ngoài mà muốn hiểu được họ thì trước hết phải nắm được ngôn ngữ của họ. Không phủ nhận, sự hoà hợp của thế giới là một sự tất yếu.

- "Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình".

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

 - Trong bài viết, Nguyễn An Ninh khẳng định: "Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian". Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị, câu nói trên của tác giả là có lý nhưng không hoàn toàn đúng. Muốn giải phóng dân tộc, chúng ta phải làm một cuộc cách mạng vũ trang với một đường lối đúng đắn, chứ không thể chỉ làm cho ngôn ngữ phong phú được.

Tóm tắt

Video hướng dẫn giải

     Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn An Ninh.

     Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất gốc văn hóa.

     Phần tiếp theo, tác giả tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Đó là tiếng nói hằng ngày của những con người lao động bình thường, là những tác phẩm văn thơ bất hủ của Nguyễn Du...

     Phần kết thúc, tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

- Phần 1 ((Từ đầu đến "người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng"): Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa.

- Phần 2 (Tiếp đến "hay sự bất tài của con người?"): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.

Nội dung chính

- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close