Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản (Chi tiết)Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12 SGK ngữ văn 8. Câu 1. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I Video hướng dẫn giải I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN Đọc lại văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi: Trả lời câu 1 (trang 12 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? Trả lời: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong buổi tựu trường đầu tiên của bản thân mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những kỉ niệm nao nức khôn nguôi về con đường tới trường, trường Mĩ Lí, lớp học, ông đốc, thầy cô, bạn mới.
Trả lời câu 2 (trang 12 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Nội dung câu trả lời trên chính là chủ đề của văn bản. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này. Trả lời: - Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên - Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản hướng tới và thể hiện.
Trả lời câu 3 (trang 12 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết: chủ đề của văn bản là gì? Trả lời: Chủ đề của văn bản bản chính là đối tượng mà văn bản đề cập và thể hiện Phần II Video hướng dẫn giải II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN Trả lời câu 1 (trang 12 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên. Trả lời: Em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường là nhờ căn cứ vào nhan đề Tôi đi học, nhan đề đó khiến ta dự đoán văn bản nói về chuyện Tôi đi học. Ngoài ra các từ tôi, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp lại nhiều lần. Các câu trong bài đều nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. - Hôm nay tôi đi học. - Hằng năm vào cuối thu... lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. - Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy. - Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. - Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất...
Trả lời câu 2 (trang 12 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật trong buổi tựu trường ấy. Trả lời: Văn bản Tôi đi học tập trung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” và buổi đến trường đầu tiên trong đời bằng nhiều chi tiết nghệ thuật khác nhau: - Trên đường đến trường là cảm nhận thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi dù con đường đã quen đi lại lắm lần. Cả hành vi của mình cũng thay đổi: đi học, cố làm như một học sinh thật sự không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa. - Trên sân trường là cảm nhận về sự cao ráo sạch sẽ của ngôi trường xinh xắn oai nghiêm như: đình làng, sân rộng, mình cao hơn. "lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Khi xếp hàng vào lớp là cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng: đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa. Dám đi từng bước nhẹ, muốn bay, nhưng còn ngập ngừng lo sợ, tự thấy nặng nề một cách lạ, nức nở khóc theo. - Trong lớp học, là cảm giác xa mẹ. Trước đây, có thể đi chơi cả ngày, cũng không thấy xa nhà, xa mẹ chút nào hết. Giờ đây, mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ, nhớ nhà. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi vào buổi tựu trường đầu tiên. Các chi tiết nghệ thuật, các phương tiện ngôn từ trong văn bản đều tập trung khắc họa, tô đậm cảm giác này.
Trả lời câu 3 (trang 12 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Từ việc phân tích trên hãy cho biết: thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó. Trả lời: Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn Phần III III. LUYỆN TẬP Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 13 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1). a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không? Vì sao? b. Nêu chủ đề của văn bản trên c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó Lời giải chi tiết: a. - Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự: - Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ + Rừng cọ trập trùng - Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá) + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ. - Kỉ niệm gắn bó với cây cọ + Căn nhà núp dưới lá cọ + Trường học khuất trong rừng cọ + Đi trong rừng cọ - Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ - Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi b. Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản. d. Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,… Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 13 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Một bạn dự định viết những ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”: a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc. b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện. c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp. e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cướp nước, bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Hãy trao đổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề. Lời giải chi tiết: Ý có khả năng làm bài viết lạc đề là: b và d. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 13 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau. a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang. b) Con đường đến trường trở nên lạ. c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường. d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự. e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn. g) Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp. h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò. Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài. Lời giải chi tiết: Có thể bổ sung điều chỉnh lại như sau: a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang. b. Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn. c. Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp. d. Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự e. Sân trường rộng dày đặc cả người g. Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò h. Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp. HocTot.XYZ
|