Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)_bài 1

I. TỪ ĐỒNG NGHĨA 1. Thế nào là từ đồng nghĩa?

Gợi ý: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

2. Có mấy loại từ đồng nghĩa?

Gợi ý: Căn cứ vào mức độ giống nhau về nghĩa giữa các từ, người ta chia từ đồng nghĩa thành đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

3. Trong các cách hiểu về từ đồng nghĩa sau đây, cách hiểu nào đúng, cách hiểu nào sai? Hãy giải thích.

a) Các từ đồng nghĩa với nhau thì có thể thay thế nhau trong mọi trường hợp sử dụng.

b) Nhiều ngôn ngữ trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.

c) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ; không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.

d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.

Gợi ý: Không phải trong trường hợp sử dụng nào các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau được. Đồng nghĩa là hiện tượng phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ.

4. Đọc câu sau và cho biết tại sao từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi? Sự thay thế này có tác dụng diễn đạt như thế nào?

Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

Gợi ý: Phân tích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ xuân trong câu. Dựa trên cơ sở chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ, từ xuân đồng nghĩa với từ tuổi. Việc sử dụng từ xuân thay thế cho từ tuổi ở đây có tác dụng tránh trùng lặp (với từ tuổi tác ở sau) và thể hiện ý vị lạc quan, hóm hỉnh.

II. TỪ TRÁI NGHĨA

1. Thế nào là từ trái nghĩa?

Gợi ý: Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

2. Từ trái nghĩa có giá trị sử dụng như thế nào?

Gợi ý: Từ trái nghĩa được sử dụng triệt để trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, gợi liên tưởng, làm cho lời nói thêm sinh động.

3. Trong các cặp từ sau, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa: ông – bà, xấu- đẹp, xa – gần, voi – chuột, thông minh – lười nhác, chó – mèo, rộng – hẹp, giàu – khổ.

Gợi ý: Những từ được xem là trái nghĩa với nhau khi chúng cùng thuộc về một phạm vi ý nghĩa nào đó, cùng chỉ một phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng. Các cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng- hẹp.

4. Cho các cặp từ trái nghĩa: sống – chết, yêu – ghét, chẵn – lẻ, cao – thấp, chiến tranh – hoà bình, già – trẻ, đực – cái, nông – sâu, giàu – nghèo.

- Hãy sắp xếp các cặp từ láy trên vào bảng sau:

Nhóm 1

Nhóm 2

sống – chết,… già – trẻ,…

- Trong hai cách nói sau, cách nào đúng?

(1) Không sống có nghĩa là chết.

(2) Không già có nghĩa là trẻ.

- Qua hai cách nói trên, hãy rút ra bài học về cách sử dụng từ trái nghĩa.

Gợi ý:

- Phân nhóm các cặp từ trái nghĩa:

+ Nhóm đối lập, loại trừ nhau, khẳng định cái này đồng nghĩa với phủ định cái kia: sống – chết, chẵn – lẻ, chiến tranh – hoà bình;

Ví dụ: Nói không sống có nghĩa là chết.

+ Nhóm trái nghĩa về mức độ, không loại trừ nhau, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia:già – trẻ, yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu nghèo;

Ví dụ: Nói không già chưa chắc đã là trẻ.

III. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

1. Em hiểu thế nào về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?

Gợi ý: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.

2. Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, từ ngữ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ.

Gợi ý: Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi ý nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác (Ví dụ nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá,…); Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác (Ví dụ nghĩa của từ thú, chim, cá,… hẹp hơn nghĩa của từ động vật); Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác (Ví dụ chim rộng hơntu hú, sáo,… nhưng hẹp hơn động vật).

3. Bằng những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt, hãy hoàn chỉnh sơ đồ sau:

4. Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ trong từng ô thuộc hệ thống từ phức của sơ đồ trên theo mẫu:

Từ ngữ muốn giải thích

Từ ngữ có nghĩa rộng hơn

được tạo ra bằng cách….

được tạo ra bằng cách…

Gợi ýTừ ghép là từ phức được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa.

IV. TRƯỜNG TỪ VỰNG

1. Trường từ vựng là gì?

Gợi ý: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

2. Trong đoạn trích sau, tác giả đã sử dụng những từ thuộc cùng một trường từ vựng để tạo hiệu quả tác động như thế nào?

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

Gợi ý: Từ bể và từ tắm có cùng một trường từ vựng không? Chúng có liên quan với nhau như thế nào? Tác giả đã liên tưởng ra sao khi sử dụng các từ này để tố cáo tội ác của quân cướp nước?

hoctot.xyz

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close