Soạn bài Tự đánh giá trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - chi tiết

Bài Hôm qua tát nước đầu đình thuộc chủ đề nào? Cách hiểu nào là phù hợp nhất với sự việc chàng trai “Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen"?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 33, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nội dung nào dưới đây nói không đúng về ca dao?

A. Ca dao có thể thưởng thức trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng

B. Có thể thưởng thức ca dao như đọc một văn bản văn học viết

C. Ca dao là sáng tác của văn học viết, có tên tác giả

D. Ca dao được đọc như một văn bản văn học viết là khuynh hướng chủ yếu hiện nay


Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về ca dao

Lời giải chi tiết:

Đáp án C: Ca dao là sáng tác của văn học viết, có tên tác giả

Câu 2

Câu 2 (trang 33, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bài Hôm qua tát nước đầu đình thuộc chủ đề nào?

A. Quê hương, đất nước

B. Lao động sản xuất

C. Tình cảm gia đình

D. Tình yêu đôi lứa

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài thơ và xác định nội dung chính của bài thơ để tìm ra được chủ đề.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án D: Tình yêu đôi lứa

+ Nội dung bài thơ nói về câu tán tỉnh, mở lời làm quen của chàng trai với cô gái. 


Câu 3

Câu 3 (trang 33, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cách hiểu nào là phù hợp nhất với sự việc chàng trai “Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen"?

A. Chàng trai mải ngắm hoa sen nên bỏ quên áo

B. Chàng trai là người có tính lơ đễnh, hay quên

C. Chàng trai tạo cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái

D. Chàng trai mải mê với công việc nên bỏ quên áo


Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu thơ và nhìn lại nội dung chính của bài.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án C: Chàng trai tạo cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái.

+ Nội dung chính của bài thơ là chàng trai đang làm quen cô gái cho nên chàng trai cố tình để quên áo để lấy cớ làm quen.


Câu 4

Câu 4 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Sự kết hợp nào dưới đây phù hợp nhất với bài Hôm qua tát nước đầu đình?

A. Trữ tình – trào phúng

B. Trữ tình – triết lí

C. Tự sự – trữ tình

D. Tự sự — triết lí


Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu thơ và xem lại nội dung chính của bài.


Lời giải chi tiết:

- Đáp án C: Tự sự - trữ tình.

+ Là câu chuyện về tình yêu đôi lứa, thể hiện tình cảm, sự chủ động bày tỏ của chàng trai. 


Câu 5

Câu 5 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phương án nào thể hiện đúng và đủ nhất những nội dung mà tác giả dân gian đã thể hiện trong hai dòng thơ đầu?

(1) Thời gian

(2) Không gian

(3) Hoàn cảnh gia đình của chàng trai

(4) Lễ vật

(5) Sự việc

A. (1) - (2)- (3)

B. (1) - (2) - (4)

C. (1)- (2) - (5)

D. (2) - (3) - (4)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai dòng thơ đầu và rút ra nội dung

Lời giải chi tiết:

Đáp án B: (1) - (2) - (4)


Câu 6

Câu 6 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hình tượng nào là hình tượng trung tâm, xuyên suốt tám dòng thơ đầu? Hình tượng đó có tác dụng nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của chàng trai.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ tám câu thơ đầu và xem lại nội dung chính của bài, chỉ ra được hình tượng trung tâm.

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng trung tâm: Cái áo.

Chiếc áo đó như một cái cớ để chàng trai bắt chuyện với cô gái. Chỉ với một “chiếc áo” nhưng anh chàng biết cách dùng nó để tiếp cận và tỏ tình với cô gái một cách rất duyên dáng và hài hước, mà không cảm thấy quá thô lỗ. 


Câu 7

Câu 7 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những vật mà chàng trai hứa trả công cho cô gái có ý nghĩa như thế nào?



Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý những vật mà chàng trai hứa trả công cho cô gái

Phân tích ý nghĩa



Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: bày tỏ lòng chân thành của chàng trai, mong muốn tỏ ý muốn hỏi cưới, kết hôn với cô gái.

Câu 8

Câu 8 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài thơ và đưa ra cảm nhận về chàng trai: Tính cách, hành động, lời nói, tình cảm.


Lời giải chi tiết:

- Chàng trai là người hài hước, biết cách mở đầu câu chuyện.

+ Dùng chiếc áo để lấy cớ làm quen.

- Táo bạo trong việc thổ lộ tình cảm.

- Luôn giữ phép lịch sự, tinh tế. 

- Tình cảm: Chân thật, thật thà.

Câu 9

Câu 9 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm đọc một số bài ca dao có mô típ “Hôm qua”, từ đó, nhận xét điểm giống và khác nhau giữa bài Hôm qua tát nước đầu đình với những bài ca dao đó


Phương pháp giải:

Tìm kiếm thêm các bài ca dao có mô típ “Hôm qua” để chỉ ra điểm giống và khác nhau.


Lời giải chi tiết:

Thời gian trong ca dao thường là thời điểm mà cảm xúc được cất thành lời, nó cũng được trình diễn mang đầy tính nhạc, nhịp điệu. Đa số các bài cao có mô típ để thời gian ở đầu đều là thời gian hiện tại “hôm nay”, “bây giờ”, “nào khi”, “sáng ngày”, “chiều chiều”… Còn trong bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình, thời gian được nhắc tới là thời gian của quá khứ, là thời điểm sự việc được diễn ra và được soi chiếu với hiện tại, có sự vận động về mặt thời gian. Tuy nhiên nó không tạo cho người đọc cảm giác luyến tiếc mà chỉ là mang nghĩa về mặt thời gian. 


Câu 10

Câu 10 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) nói lên điều em thích nhất (về nội dung hoặc nghệ thuật) ở bài Hôm qua tát nước đầu đình


Phương pháp giải:

Phân tích bài thơ và lựa chọn điều em thích nhất

Vận dụng những kĩ năng và kiến thức đã được học để hoàn thành


Lời giải chi tiết:

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nó về một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùng nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lí do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. Táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng. Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close