Soạn bài viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (chi tiết)

Soạn bài viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội. Đề 2: “Mọi phẩm chất đức hạnh là ở trong hành động".

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Video hướng dẫn giải

Đề 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tình thương là hạnh phúc của con người.

Lời giải chi tiết:

a. Thể loại bài viết: nghị luận xã hội - bàn về một tư tưởng, đạo lý

b. Nội dung:

MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

TB:

- Giải thích: “tình thương", "hạnh phúc" là gì?

+ Tình thương là tình cảm gắn bó giữa người với người, giữa con người với quê hương, đất nước … Tình thương là cơ sở tạo nên vẻ đẹp của xã hội.

+ Hạnh phúc là sự sung sướng, toại nguyện. Hạnh phúc chỉ được tìm thấy trong tình yêu thương và khi ta biết yêu thương.

- Nêu những biểu hiện của "tình thương" trong cuộc sống.

+ Yêu quê hương, đất nước của mình.

+ Thương người "như thể thương thân".

+ Tình thương gia đình.

- Ý nghĩa của những hành động thể hiện tình yêu thương: nâng đỡ con người khỏi nỗi đau khổ, tuyệt vọng, động viên con người trong cuộc sống.

- Đối với người trẻ tuổi, tại sao cần tình yêu thương hơn hết thảy?

- Bài học rút ra cho bản thân.

KB: Khái quát, mở rộng vấn đề

c. Yêu cầu về phương pháp: biết sử dụng các thao tác lập luận phù hợp; lựa chọn những dẫn chứng sát với nội dung cần giải thích, chứng minh.

Đề 2

Video hướng dẫn giải

Đề 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

“Mọi phẩm chất đức hạnh là ở trong hành động".

Lời giải chi tiết:

a. Thể loại bài viết: nghị luận xã hội - bàn về một tư tựởng, đạo lý

b. Nội dung

MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

TB:

- Giải thích thế nào là "phẩm chất đức hạnh"?

+ "Đức hạnh" là khái niệm biểu đạt đạo đức và tính nết tốt, thường dùng để nói về phụ nữ. Trong câu nói của Xi-xê-rông nó được dùng để chỉ đạo đức và tính nết tốt của con người nói chung.

+ Hành động: Là làm những việc những việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng một cách có ý thức, có mục đích 

=> Nói “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” nghĩa là cái làm nên giá trị của một người là những việc làm có ý thức cụ thể - những việc làm xuất phát từ những mục đích tốt đẹp khác nhau, gắn với những quy mô lớn nhỏ khác nhau.

- Phân tích, chưng minh, bình luận:

+ Nguyên nhân: Là do suy nghĩ, nhận thức biểu hiện bản chất, giá trị con người ở dạng tiềm ẩn, trừu tượng khó nhận biết. Lời nói tuy cũng biểu hiện trực tiếp bản chất nhung không có độ tin cậy cao: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”. Chỉ hành động mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả mọi phẩm chất của đức hạnh - giá trị bản chất của con người. Hec-béc (Anh) cũng khẳng định: “Câu trả lời ngắn nhất là hành động”.

+  Nói "mọi phẩm chất đức hạnh là ở trong hành động" tức là nói đến mọi phẩm chất của đức hạnh thể hiện thông qua nhận thức, quan điểm và hành vi của người đó trong thực tiễn chứ không chỉ, không bao giờ và không khi nào lại thể hiện qua những lời nói suông.

+ Vậy một người tốt phải có những hành động tốt.

+ Một người chưa có hành động tốt (thậm chí có lỗi) nhưng đã xác định tư tưởng, nhận thức đúng đắn và chú ý để làm được như mình nghĩ thì hẳn là một người có đức hạnh rất đáng quý.

- Liên hệ đến thế hệ trẻ ngày nay và chính bản thân mình.

KB: Khái quát và mở rộng vấn đề

c. Yêu cầu về phương pháp: biết sử dụng các thao tác lập luận phù hợp; lựa chọn những dẫn chứng sát với nội dung cần giải thích, chứng minh.

Đề 3

Video hướng dẫn giải

Đề 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: học đế biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

Lời giải chi tiết:

a. Thể loại bài viết: nghị luận xã hội - bàn về một tư tưởng, đạo lý

b. Nội dung:

MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

TB:

- Giải thích: học là gì, quan điểm của xã hội đối với việc học từ xưa đến nay.

- Làm sáng tỏ các nội dung của ý kiến:

Học đế biết: Học để tìm hiểu, để có tri thức, khám phá và giải thích các hiện tượng tự nhiên

Học để làm: học để ứng dụng những kiến thức đã học vào quá trình lao động, để có thể có thể lao động tốt hơn, học để có nghề, tạo ra của cải vật chất cho mình và xã hội.

Học để chung sống: Học giao tiếp ứng xử. Học những điều hay lẽ phải, học những việc làm đúng, chuẩn mực đạo đức và pháp luật để có thể là một công dân gương mẫu.

Học để tự khẳng định mình: Học để chứng minh rằng mình là người có năng lực có thể thay đổi được tương lai của bản thân mình và có thể thay đổi thế giới.

- Mối liên hệ của các yếu tố trên: là những nấc thang cho sự học. Trước hết là để biết, sau mới để làm, tiếp nữa là để chung sống, và yếu tố cá nhân (khẳng định mình) đặt ở vị trí cuối cùng...

- Liên hệ đến thế hệ trẻ ngày nay và chính bản thân mình.

KB: Khái quát và mở rộng vấn đề

c. Yêu cầu về phương pháp: biết sử dụng các thao tác lập luận phù hợp; lựa chọn những dẫn chứng sát với nội dung cần giải thích, chứng minh.

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close