Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh siêu ngắn

Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh siêu ngắn nhất trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

Câu 2 (trang 24+25 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

a. Ở lớp 10 THPT, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố).

Viết như vậy chưa chính xác vì chương trình học Ngữ Văn ở lớp 10:

+ Phần Văn học dân gian không học về câu đố và ngoài ca dao, tục ngữ học sinh còn được học về sử thi, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười.

+ Ngoài Văn học dân gian, học sinh còn học về văn học viết (văn học trung đại).

b. Điểm chưa chính xác trong câu: được viết từ nghìn năm trước, sửa lại: áng văn có sức sống muôn đời.

c. Không nên sử dụng văn bản này để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì không phù hợp với mục đích thuyết minh (các thông tin không cung cấp hiểu biết về Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ).

=> Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Thông tin đưa ra phải chính xác, tin cậy.

+ Thông tin phải phù hợp với mục đích thuyết minh.

+ Diễn đạt cần chính xác.

Phần II

Video hướng dẫn giải

TÍNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

1. Biện pháp làm cho luận điểm "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm" trở nên hấp dẫn:

+ Đưa ra dẫn chứng cụ thể, chi tiết (thí nghiệm của ĐH Y khoa Bai-lo và thí nghiệm của ĐH I-li-noi).

+ Đưa ra con số chính xác, ấn tượng (20-30%, 25%).

+ So sánh trẻ ít được chơi đùa và trẻ bình thường, chuột sống trong hộp rỗng và chuột sống trong hộp có đồ chơi.

2. Việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ giúp đối tượng thuyết minh trở nên có lịch sử, có chiều sâu. Truyền thuyết này gây ấn tượng sâu sắc và giúp người nghe/người đọc yêu thích và khắc sâu về đối tượng.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu hỏi (trang 27 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Tính hấp dẫn của đoạn trích trong Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng):

- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu khiến đoạn văn uyển chuyển, lôi cuốn: câu hỏi ("Qua lần cửa kính ta đã thấy gì?"), câu cảm thán ("Trông mà thèm quá!"), câu trần thuật,…

- Cách diễn đạt bóng bẩy, lôi cuốn với từ ngữ giàu tính hình tượng với các thủ pháp như liệt kê, so sánh, liên tưởng: "như nghiện nước trà tươi", "huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương… chùa ngoài", "như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu".

- Khi quan sát, kết hợp nhiều giác quan và liên tưởng: thị giác, khứu giác, vị giác.

- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt trước đối tượng ("Trông mà thèm quá, có ai lại đừng vào ăn cho được…") 

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close