Sự tích Hồ Gươm - SGK mớiSự tích Hồ Gươm - SGK mới bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6
1. Tìm hiểu chung a. Tóm tắt Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. b. Bố cục 2 đoạn - Đoạn 1: (Từ đầu đến “đất nước”): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc. - Đoạn 2: (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm sau khi đất nước đã hết giặc. c. Thể loại: truyền thuyết 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Giá trị nội dung Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. b. Giá trị nghệ thuật Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa. Sơ đồ tư duy về "Sự tích Hồ Gươm": HocTot.XYZ
|