Tìm hiểu bài thơ Đàn Ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo

I. Đọc văn bản những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la

Đề bài

Tìm hiểu bài thơ Đàn Ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo

Lời giải chi tiết

I. Đọc văn bản
 
     những tiếng đàn bọt nước
     Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
     li-la li-la li-la
     đi lang thang về miền đơn độc
     với vầng trăng chếnh choáng
     trên yên ngựa mỏi mòn

     Tây Ban Nha
     hát nghêu ngao
     bỗng kinh hoàng
     áo choàng bê bết đỏ
     Lor-ca bị điệu về bãi bắn
     chàng đi như người mộng du

     tiếng ghi ta nâu
     bầu trời cô gái ấy
     tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
     tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
     tiếng ghi ta ròng ròng
     máu chảy

     không ai chôn cất tiếng đàn
     tiếng đàn như cỏ mọc hoang
     giọt nước mắt vầng trăng
     long lanh trong đáy giếng

     đường chỉ tay đã đứt
     dòng sông rộng vô cùng
     Lor-ca bơi sang ngang
     trên chiếc ghi ta màu bạc

     chàng ném là bùa cô gái Di-gan
     vào xoáy nước
     chàng ném trái tim mình
     vàng lặng yên bất trợt

     li-la li-la li-la …

II. Tìm hiểu văn bản

1/ Bản sắc dân tộc của hình tượng Lorca (Khổ 1)

 - Lor-ca là một nhà thơ nổi tiếng, ông không chỉ là một người con sứng đáng của đất nước Tây Ban Nha, ông còn là tiếng nói, là niềm vui nỗi buồn của đất nước mình. Nhờ những vần thơ tài hoa của ông mang đậm chất dân gian, mà người ta nghe thấy tiếng hoàng hôn than khóc ánh bình minh. Tiếng đàn ghi ta cất lên làm sao xuyến tiếng đôi thằn lằn thì thầm bên tảng đá ven sông, tiếng cát lạo sạo dưới chân cặp người yêu bên nhau. Cũng nhờ tiếng thơ của ông, đất nước Tây Ban Nha hiện lên với chiều dài lịch sử với những sắc màu độc đáo nồng nhiệt. Nhưng vẫn phản phất đâu đó những nỗi buồn.

 - Nhân cách cao đẹp và số phận oan khốc của Lorca đã khiến Thanh Thảo ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc, tạo được sự đồng cảm giữa người sáng tác và người đọc, gợi được những nét đặc trưng của văn hóa Tây Ban Nha, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của Lor-ca.

 * Một trong hình ảnh mang đậm bản sắc của Tây Ban Nha chính là hình ảnh áo choàng đỏ.

 - Hình ảnh “áo choàng đỏ” nhắc nhở môn đấu bò tót, một hoạt động văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng thế giới. Nhưng đây không phải đấu trường giữa đấu sĩ với bò tót mà là đấu trường đặc biệt giữa khát vọng đấu tranh dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài của khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng nghệ sĩ Lor-ca với nền nghệ thuật già nua. Màu áo đỏ gắt tráng lệ, bỗng biến thành bê bết đỏ, màu đỏ đau thương đã nhốm máu thi nhân, đã hủy diệt cái đẹp.

  - Nhìn theo góc độ nào cũng chỉ thấy con người tự do, nhà cách tân nghệ thuật mong manh, đơn độc đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn, trong nền cảm thông của nhà thơ Việt Nam - Thanh thảo.

 - Ngoài ra các hình ảnh: “Vầng trăng”, “yên ngựa”, “cô gái Di-gan” và âm thanh “li-la” cũng gợi một không gian văn hóa đậm đà bản sắc Tây Ban Nha. Hình tượng Lorca nổi bật trên cái nền văn hóa đó thật cao quý. Đó là một tràng kị sĩ lang thang đơn độc, một ca sĩ dân gian TBN hát nghêu ngao. Bởi Lor-ca không chỉ đơn độc trong sáng tạo nghệ thuật, mà còn đơn độc trong mục đích đấu tranh chân chính. Đất nước Tây Ban Nha với nền chính trị độc tài, vẫn không ngừng ngêu ngao những âm thanh cùng mục đích với Lorca. Dù nỗi bất hạnh của cuộc đời ai cũng cảm thấy nhưng tất cả như muốn ngóng chờ địa vị đó ở Lor-ca. Vì thế Tây Ban Nha trở nên kinh hoàng khi nghe tin Lor-ca bị giết hại. Hình ảnh Lor-ca bị điệu về bãi bắn với cây đàn, chàng đã như người mộng du.

  - Cùng với bầu trời đồng cỏ, dòng sông tạo một ấn tượng đau sót về hình ảnh một con người chân chính đang chập chờn đi vào cõi chết. Chàng nghệ sĩ đi đến cái chết mà tâm hồn và tiếng đàn của chàng vẫn say đắm trong cái đẹp của cuộc sống và nghệ thuật. Chàng thả hồn vào tiếng ghita nâu, tiếng ghita lá xanh biết mấy. Màu nâu của vỏ đàn, mà của đất, màu xanh của tình yêu và cuộc sống. Bởi lẽ đối với người Tây Ban Nha thì loại nhạc cụ này tự nhiên như hơi thở như nỗi buồn mênh mang, mà bất cứ người Tây Ban Nha nào cũng đã hấp thụ cùng sữa mẹ, nó cũng hệt như tiếng hát ru con mà Lor-ca được những người phụ nữ láng giềng hát cho nghe thủa ấu thơ. Chàng đối diện với tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy, đối diện với họng súng quân thù. Mà tâm hồn còn mải miết hướng về bầu trời cô gái ấy, hướng về tình yêu và cuộc sống dân chủ tươi đẹp không màng cái chết cận kề. Lá bùa ném trôi vào xoáy nước khép lại cuộc đời người chiến sĩ chống Phát xít kiên cường. Những người yêu dấu của đất nước Tây Ban Nha như tiếng đàn với âm thanh Li-la thơm sắc hoa Tử Linh Hương thì mãi lan tỏa trên dòng sông cuộc sống vĩnh hằng.

2/Giây phút bi phẫn của cuộc đời Lor-ca (Khổ 2+3)

   - Ông bị bọn Phát xít sát hại rồi ném xác xuống giếng để phi tang. Với tính cách trung thực yêu tự do, yêu cái đẹp và một tâm hồn tràn đầy khát vọng về cuộc sống tươi sáng cho nhân dân mình. Việc Lor-ca đến với cuộc đấu tranh chống áp bức là tất yếu.

   - 1936 ông và một số người cùng chí hướng trong đó có cả các đảng viên cộng sản thành lập liên đoàn trí thức chống Phát xít.

   - 16/07/1936 ông trở về quê hương, để dự hội thánh. Đó cũng là những ngày bùng lên cuộc nội chiến giữa lực lượng dân chủ Tây Ban Nha với lực lượng Phát xít phản động. Trên đường đi ông bị bọn phản động chặn-bắt. Rồi bị sử bắn tại mảnh đất gần quê hương (Gốc cây Olive) vào một sáng 8/1936 cạnh gốc cây Olive. Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn với toàn thế giới, không chỉ lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm sau.

   - Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó để tỏ sự ngưỡng mộ đau sót bằng hình ảnh biểu tượng nghệ thuật Lorca qua một hình ảnh quen thuộc và độc đáo đàn Ghita, khổ 2 và 3 đã tập trung khắc họa ấn tượng về cái chết bi phẫn của Lor-ca.

   - Đối lập và nhân hóa là 2 hình tượng nghệ thuật nổi bật mà Thanh Thảo đã dùng trong bài thơ:

   - Đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với thế lực tàn ác của bọn Phát xít. Đối lập giữ tiếng đàn, tiếng hát yêu đời vô tư, với hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng, hiện thực đẫm máu. Áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Trên tất cả là sự đổi lập giữa tình yêu cái đẹp với nhưng thế lực dã man tàn bạo.

   - Hình ảnh tiếng Ghita ròng ròng máu chảy, được tạo ra bằng nghệ thuật nhân hóa có sức ám ảnh rất đặc biệt: Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã thành thân thể, sinh thể, linh hồn của người nghệ sĩ bất tử.

  - Tác giả còn sử dụng những biện pháp hoán dụ: tiếng đàn để chỉ nghệ sĩ Lor-ca, áo choàng bê bết đỏ chỉ cái chết bi phẫn của nhà thơ. Biện pháp so sánh và chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao của lối thơ tượng trưng siêu thực trong bài thơ, khiến những hình ảnh thơ là những hình ảnh ẩn dụ sâu sắc.

   + Tiếng ghi-ta nâu: tình yêu say đắm
   + Tiếng ghi-ta lá xanh: của sự sống và cái đẹp muôn đời
   + Tiếng ghi-ta tròn bọt nước: cái chết bất ngờ
   + Tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy: nỗi đau bi phẫn.
  - Âm thanh đã vỡ nhòa thành màu sắc hình khối, đường nét, gợi bao xúc động xót thương trước cái chết bất ngờ của người con Tây Ban Nha yêu quý. 

3/ Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca (Phần còn lại)

    - Cái chết của Lor-ca thật bất ngờ và đau xót. Ông không có một phần riêng không ai nhìn thấy thi thể của ông. Ông đã trở thành một phần máu thịt của đất nước Tây Ban Nha nhưng hồn ông hòa vào núi sông Tây Ban Nha toàn bộ cuộc đời Lor-ca gây ấn tượng như một mùa hè không thể nào quên rực rỡ và chan hòa ánh nắng bởi chàng nghệ sĩ tài hoa, người anh hùng chống Phát xít đã bị giết hại một cách đê hèn. Thân thể của Lorca có thể mục nát dưới đáy giếng, cây đàn của chàng có thể bị bạo lực đập vỡ nát. Nhưng linh hồn và tiếng đàn của chàng thì mãi ngân vang.

   - Hình ảnh ấn dụ “tiếng đàn” tượng trưng cho nghệ thuật của Lorca, cho tình yêu con người và yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi thì sẽ sống mãi. Lorca là một ca sĩ yêu tự do mà đơn độc. Chàng một mình lang thang hát lên niềm khát vọng của nhân dân mình. Chàng từng dự cảm về cái chết của mình và mong muốn khi tôi chết hãi chôn tôi với cây đàn ghita trong cát, giữa bạt ngàn rừng cam và thơm mát đồng cỏ. Thế thì lời thơ, tiếng đàn như cỏ mọc hoang của Thanh Thảo dường như là chính hình ảnh của Lor-ca của người nghệ sĩ Tây Ban Nha bất tử đã thấm vào cảm súc của nhà thơ Việt Nam sinh sau Lor-ca cả nửa thế kỉ.

   - Hãy để cho tiếng đàn ấy trở về với thiên nhiên, với sự sống vĩnh hằng, bởi đây là cái đẹp không ai có thể hủy diệt, nó sẽ sống, sẽ lan truyền mãi, giản dị mà kiên cường như cỏ dại .“Không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cở mọc hoang” . Hình tượng tiếng đàn còn gợi nỗi sót thương của một thiên tài, và nỗi xót tiếc của một hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca, với nền văn chương của Tây Ban Nha. Bở lẽ nhà cách tân Lorca đã chết nghệ thuật thiếu vắng kẻ dẫn đường, nghệ thuật thành thứ: “cỏ mọc hoang”. Tất cả đã đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn được viết theo lối tượng trưng. Tạo thành những trùng phúc giao thoa ánh xạ vào nhau, gợi những suy tư đa chiều bộc lộ sự chân trọng và niềm tin mãnh liệt của tác giả và sự bất diệt của tiếng đàn Lor-ca. Những hình ảnh đó là: “giọt nước mắt vầng trăng” “long lanh đáy giếng” “dòng sông” “lá bùa” “chiếc ghita nâu”. Lor-ca bị giết hại và bị ném thi thể xuống giếng. Ông nằm đó long lanh như làn nước mắt khổng lồ, giọt nước mắt sáng trong khóc thương và ngợ ca người con yêu quí của Tây Ban Nha. Ông nằm đó như vầng trăng long lanh soi tỏ một con người đã chết cho đất nước, cho sợ phồn sinh của nền dân chủ.

  - Hình ảnh đường chỉ tay đã đứt: ẩn dụ về số phận nghiệt ngã, nhắc tới chi tiết Lorca bị thủ tiêu, bị ném xác xuống giếng, hình ảnh này cũng gợi số phận ngắn ngủi giữa dòng sông-dòng đời vô tận. Lor-ca bị thủ tiêu, bị ném xác xuống giếng đó là vết thương mãi chưa lành ở Tây Ban Nha như báo chí phương Tây từng viết. Và ghita chuyển màu bạc gợi cái chết và sự siêu thoát cái chết của Lor-ca trong niềm kính cẩn của mọi người.

  - Các hành động ném lá bùa, ném trái tim, bơi sang ngang cũng có ý nghĩa tượng trung cho một sự giã từ, một sự chọn lựa di chúc: “hi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” của Lor-ca. Trong bài thơ ghi nhớ được lấy làm đề từ của bài thơ của Thanh Thảo, như một chìa khóa ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp sâu sắc của bài thơ. Nó không chỉ bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật với xứ sở Tây Ban Cầm, mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi những khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân khi tên tuổi còn là cái chết của anh được đưa lên bệ thờ và sự sáng tạo nghệ thuật của anh trở thành bức tường kiên cố cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau.

 - Nhân danh lòng kính trọng Lor-ca hãy để Lor-ca có được sự giải thoát thực sự. Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc. Cây đàn ghita đã cùng bên Lor-ca hát lên lời hát Lo-xi-a. Trên khắp xứ sở Tây Ban Nha tươi đẹp rực rỡ nắng trời thơm mát hoa cỏ, với những con người Tây Ban Nha phóng thoáng giờ đây chuyển màu bạc, vĩnh biệt đi vào cõi bất tử, lời thơ chan chứa yêu thương, ngưỡng mộ đau sót, đồng cảm của nhà thơ Việt Nam. Lor-ca chọn con đường đi và chấp nhận số phận của mình. Nhà thơ Thanh Thảo dường như đau sót ngưỡng mộ cũng đồng tình với Lor-ca, ném trái tim mình và lặng yên bất chợt, nhưng tiếng hát tiếng đàn thơm sắc hoa Tử Linh Hương, của người nghệ sĩ không chết lila, lila

III. Kết luận

1. Giá trị nghệ thuật
  - Bài đàn ghi ta của Lorca là bài thơ có cấu trúc cách tân vừa có cấu trúc tự sự, vừa có cấu trúc nhạc gồm bè trầm và phần nhạc đệm của chuối âm ghita lila, lila, lila,…

  - Bài thơ có phong cách tượng trưng, pha màu sắc siêu thực gần gũi với phong cách thơ của Lor-ca. Đây là trường phái nghệ thuật ra đời những năm 20 của thế kỉ 20. Chú ý cái tôi đa ngã, cấu trúc thơ nổi không vần đã đảo lộn ngữ pháp cổ điển cũng rất gần gũi với phong cách thơ của Lor-ca. Một nhà thơ Việt Nam – Thanh Thảo đã có một Lorca trong lòng như vậy nên đàn ghi ta của Lor-ca được xem như là sự gặp gỡ đẹp tạo thành phút bùng nổ của năng lượng sáng tạo của Thanh Thảo

   - Hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca Việt Nam sau năm 1975.

2.Nội dung tư tưởng

   - Bài thơ là tiếng nói tri ân của Thanh Thảo với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ Lorca, từ đó bài thơ xây dựng được hình tượng Lor-ca đẹp và cảm động với nhiều khía cạnh khác nhau:
   - Một nghệ sĩ tự do và cô đơn
   - Một cái chết oan phẫn bởi những thế lực tàn ác
   - Một tâm hồn cao quý bất diệt
=> Đây là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong một môi trường bạo lực thống trị.
Thanh Thảo đã từng viết: Lor-ca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lor-ca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên.
HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close