Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. ngữ văn lớp 9

Tác giả ghi lại câu chuyện do một đồng chí già kể lại tại một trạm giao liên giữa rừng tràm:\r\nLần đó, đoàn chúng tôi từ trạm M.G đến trạm L.A đi trên chiếc xuồng máy đuôi tôm do một cô gái người mảnh khảnh,

Tác giả ghi lại câu chuyện do một đồng chí già kể lại tại một trạm giao liên giữa rừng tràm:
Lần đó, đoàn chúng tôi từ trạm M.G đến trạm L.A đi trên chiếc xuồng máy đuôi tôm do một cô gái người mảnh khảnh, vai mang cây “cúc-bin" báng xếp của Mĩ, đầu chịt khăn, dáng điệu gọn gàng điều khiển và dẫn đường. Chặng đường phải vượt qua rất dễ bị trực thăng, dễ gặp biệt kích. Trước đó người ta đồn ở trạm này có một cô giao liên rất thông minh, mưu trí có cái mũi rất thính, có thể phân biệt được mùi địch, mùi nào là Mĩ, mùi nào là ngụy. Lúc lên đường, tôi mới gặp cô giao liên độ mười tám hai mươi là cùng, và biết thêm ở trạm này chỉ có một chị nuôi và một nữ giao liên chính là cô gái ấy nên tôi rất mừng. Trước khi xuồng nổ máỵ cô căn dặn mỗi người có gì quan trọng nên để trong túi áo, hoặc để trong cái gói riêng. Tôi chợt nhớ ra, mở bồng, lấy cây lược cho vào túi nhái đựng giấy tờ bỏ vào túi ngực, rồi cài kim tây lại thật cẩn thận.
Trong những ngày đầu hòa bình vừa lập lại, tôi và ông Sáu đôi bạn cùng về thăm quê, nhà chúng tôi ở cạnh nhau gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. Đầu năm 1946, hai chúng tôi cùng đi bộ đội, khi đó bạn tôi đã có một đứa con gái lên một tuổi. Khi về thăm quê, xuồng vừa cập bến bạn lôi thấy một đứa con gái độ 8 tuổi, tóc cắt ngang tai, mặc quần đen đang chơi trước sân nhà. Biết là con mình, anh Sáu vội bước tới kêu to: “Thu! Con". Nhưng đứa bé ngơ ngác, lạ lùng, tròn mắt nhìn. Bạn tôi bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải đỏ ửng lên. Anh run run gọi: “Ba đây con!" nhưng con bé tái mặt đi, vụt bỏ chạy và kêu thét lên! Mấy ngày phép ngắn ngủi ở nhà, con bé không kịp nhận ra ông Sáu là ba nó. Nó gọi trống không. Chắt nước cơm, nhắc nồi cơm, nó cũng đáo để chẳng thèm nhờ ông Sáu. Lúc ăn cơm, ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá to vàng thì nó bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóc cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, bạn tôi vung tay đánh vào mông nó và hét lên: "Sao mày cứng đầu quá vậy. hả?". Đứa con gái bỏ sang nhà ngoại và khóc ở bên ấy.

Sáng hôm sau, hai anh em chúng tôi chuẩn bị lên đường trở về đơn vị. Bà con đến rất đông để đưa tiễn ông Sáu. Con bé Thu cũng từ nhà ngoại trở về, và mặt nó có cái gì hơi khác. Lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay mọi người bạn tôi đưa mắt tìm con, rồi khẽ nói: "Thôi! Ba đi nghen con!". Bỗng con bé kêu thét lên: “Ba... tí... a...ba!" Nó chạy xô đến, dang hai tay ôm chặt lấy cổ
ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên mặt ba nó làm nó không nhận ra được ba nó. Nằm nghe hà giảng giải, nó nằm im thở dài. Lúc nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc đi rồi. Nó ôm chặt lấy ba nó rồi dang hai chân câu chặt lấy ba nó, không cho ha nổ đi. Mẹ nó vỗ về mãi. Anh Sáu hứa với nó thống nhất ba sẽ về. Ngoại dỗ nó: để ba cháu đi, ba sẽ mua cho cháu một cây lược. Con bé mếu máo: " ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!"
Lần ấy, hai anh em tôi không đi lập kết mà trở lại miền Đông hoạt động bí mật. Sống và hoạt động ở rừng ở cứ, có đêm bị biệt kích vây bắt đến ba lần, thiếu gạo ăn, toàn ăn bắp. Bạn tôi nằm võng, nhớ con và ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm dày vò anh mãi. Rồi sau đó, anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ cắt thành một cây cưa nhỏ. Anh tìm được một khúc ngà voi rồi thận trọng, tỉ mỉ làm thành một chiếc lược ngà dài hơn một tấc, bẻ ngang độ ba phân rưỡi, trên sống lưng lược có khắc dòng chữ: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Một ngày cuối năm năm mươi tám, trong một trận càn lớn, anh Sáu bị đạn máy bay Mĩ bắn trúng vào ngực, trước lúc nhắm mắt, anh đưa tay móc túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Mộ anh được chôn bằng giữa rừng. Gia đình chị Sáu cũng không còn ở làng nữa, nghe đâu chị chạy lên Sài Gòn, có lần lại nghe chị Sáu quay về miền Đông.
Ngồi trên xuồng, trong ánh sao đêm, nhìn gương mặt cô giao liên, tôi cảm thấy quen lắm, cố nhớ mà không nhớ ra. Chuyến đi ấy đụng giặc cô giao liên ở lại chặn biệt kích. Sáng hôm sau, tôi mới gặp lại cô, vừa ra khỏi chỗ nguy hiểm mà mặt cô cứ phơi phới. Cặp mắt sáng ngây thơ, tai đeo bông tòn teng. Làm quen, tôi ướm hỏi mới biết cô tên Thu, ở Cù Lao Giêng quận Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa. Đoàn khách chúng tôi lại sắp lên đường, tôi hỏi lại: “Có phải ba cháu là Sáu, má cháu là Bình phải không? Trao lại chiếc lược ngà cho cô giao liên. Cô gái chớp mắt, lệ sắp rơi bỗng tràn ra đôi mắt. Lên đường, lúc chia tay tôi buột miệng nói: “Thôi, ba đi nghen con!" Đôi môi tái nhợt của cô gái mấp máy. Đi một quãng xa, tôi nhìn lại, thấy cháu đứng trên bờ mẫu, sóng lúa rập rờn chạy đến như vỗ về cháu. Sau lưng cháu, trong đám lá dừa bị chất độc hóa học cọng khô lủng lẳng, những đọt non vừa đâm lên, xa trông như một rừng gươm.

                                                                               hoctot.xyz

  • Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

    Đi một quãng xa, tôi nhìn lại, thấy cháu đứng trên bờ mẫu, sóng lúa rập rờn chạy đến như vỗ về cháu. Sau lưng cháu, trong đám lá dừa bị chất độc hóa học cong khô cũng lặng lẽ, những đọt non vừa đâm lên, xa trông như một rừng gươm...

  • Soạn bài Chiếc lược ngà trang 195 SGK Văn 9 (chi tiết)

    Soạn bài Chiếc lược ngà trang 195 SGK Văn 9. Câu 3. Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close