Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Đập đá ở Côn Lôn"

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Đập đá ở Côn Lôn" hay nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

KB 1

     Tác phẩm đã cho thấy ý chí kiên trung, nghị lực phi thường của người chí sĩ cách mạng trong hoàn cảnh khổ sai, tù đày vẫn vững lòng với sự nghiệp cứu nước của mình. Bài thơ còn có ý nghĩa nêu gương và động viên to lớn đối với thế hệ cách mạng sau này.

KB 2

     Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.

KB 3

     Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để giãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cái tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.

KB 4

     Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có giọng điệu hào hùng, sảng khoái của con người coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Đó là tư thế của những người chiến thắng, "đứng trên đầu thù". Phan Châu Trinh nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ bất khuất hiên ngang đã đi vào lịch sử của dân tộc.

KB 5

     Hình ảnh người chí sĩ yêu nước hiên ngang dõng dạc sẽ không thể phai mờ trong lòng những thế hệ sau, cổ vũ thế hệ tiếp tục bước lên phía trước với một khí phách kiên cường bất khuất, xứng đáng với cha ông ta ngày trước.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.XYZ


Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close