Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Người lái đò sông Đà

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Người lái đò sông Đà hay nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

MB1

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

     Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập Truyện Tây Bắc mà nổi bật là truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ, hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng mình với Mùa Lạc thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập Tùy bút Sông Đà với linh hồn là bài kí Người lái đò Sông Đà. Là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông lại chọn Tây Bắc làm nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của mình là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn được nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông Đà là những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.

MB2

     Với mười lăm bài tùy bút và một bài thơ phác thảo sau chuyến thực tế ngược miền Tây Bắc trùng điệp mà đầy kỳ thú, tập Tùy bút sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân ra đời (1960) đã góp cho văn học nước nhà một tác phẩm giá trị khẳng định cuộc sống và con người Tây Bắc trong sự nghiệp dựng xây đất nước Người lái đò sông Đà là một thiên tùy bút đặc sắc trong tập tùy bút của Nguyễn Tuân. Đặc biệt hình ảnh ông lái đò dũng cảm và tài ba đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong tâm trí người đọc. Cùng với hình tượng này, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân càng rõ thêm, ấn tượng thêm.

MB3

     Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất nhiều thành tựu kể cả trước và sau cách mạng. Người lái đò sông Đà trích từ tập tuỳ bút Sông Đà là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để kiếm tìm “chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc” và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đây.

MB4

     Nguyễn Tuân - người được mệnh danh là “Người đi tìm cái đẹp, cái thật trong đời” không chỉ là một trí thức yêu nước mà ông còn là một nhà văn tài hoa, uyên bác. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn, nổi bật hơn cả là tùy bút Người lái đò sông Đà (1960). Tác phẩm là thành quả của nhà văn trong chuyến ông đi tới Tây Bắc tìm kiếm chất vàng mười đã qua thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn sau Cách mạng tháng Tám.

MB5

     Nguyễn Tuân người nghệ sĩ suốt một đời đi tìm cái đẹp và trăn trở về cái đẹp. Nếu như trước cách mạng ông thoát ly thực tại, tìm cái đẹp ở thời còn vang bóng, thì sau cách mạng cốt cách ấy vẫn duy trì nhưng ông tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống này, ở những con người lao động hết sức bình dị. Người lái đò sông Đà được trích từ tập bút kí Sông Đà là những nét vẽ chân thực về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, và vẻ đẹp hào hùng của con người trong lao động.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close