Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ hay nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

MB 1

     Chúng ta nhắc đến Nguyễn Đình Thi không chỉ với tư cách là một nhà thơ mà còn nhắc đến ông với tư cách là một nhà văn, nhà soạn kịch, sáng tác nhạc, một nhà lí luận phê bình văn học. Ông đã có rất nhiều đóng góp cho kho tàng văn chương Việt Nam. Về lĩnh vực lí luận phê bình nói riêng, Nguyễn Đình Thi đã ghi dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc bởi lối viết giản dị, giàu hình ảnh, tiêu biểu phải kể đến bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”. Bài tiểu luận này được ông viết năm 1948 và in trong tập “Mấy vấn đề văn học” xuất bản năm 1956.

MB 2

    Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội. Ông là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do mặt trận Việt Minh thành lập từ năm 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được bầu làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ năm 1958 đến 1989, Nguyễn Đình Thi là Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1995, ông là Chủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.

MB 3

     Trong cuộc sống của con người, cùng với sự hưởng thụ vật chất như ăn, uống, mặc, ở,... không thể thiếu sự hưởng thụ tinh thần: nghe ca nhạc, xem tranh tượng, đọc vãn thơ,... Một khúc nhạc du dương, trầm bổng chúng ta được nghe, một bức tranh, một pho tượng đẹp chúng ta được nhìn ngắm, một câu chuyện, một bài thơ đặc sắc chúng ta được đọc - hiểu - suy ngẫm,... tất cả gọi là văn nghệ.

MB 4

     Thật đúng đắn khi nói rằng văn học là tiếng nói đầy nghệ thuật thuật của người nghệ sĩ. Chúng là những sợi dây vô hình gắn kết truyền tải cảm xúc, tư tưởng của người nghệ sĩ đến với độc giả. Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi đã lập luận một cách đầy thuyết phục và duyên dáng quan điểm trên. Nguyễn Đình Thi (1924-2003), quê gốc ở Hà Nội, ông là nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận và phê bình văn hóa sâu sắc. Tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ được sáng tác năm 1948 và in trong tập Mấy vấn đề văn học (1956).

MB 5

     Tố Hữu từng cho rằng cuộc sống là nơi khởi phát và cũng là nơi hướng đến của văn nghệ. Có thể thấy đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ của văn nghệ luôn là con người và chỉ con người. Giữa người nghệ sĩ và người đọc có sự gắn kết không thể tách rời. Nói về mối quan hệ này, Nguyễn Đình Thi cũng cho rằng: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng” (Tiếng nói văn nghệ).

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.XYZ

 


Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close