Trả lời câu hỏi mục 1 trang 111 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo- Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn? - Từ những câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những điều lí thú của việc học Địa lí. Đề bài - Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn? Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết Vận dụng hiểu biết cá nhân. Lời giải chi tiết Người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn vì: - Chiều muộn đến đêm nhiệt độ trong đất liền giảm nhanh hơn so với biển, vì vậy vào thời điểm sau nửa đêm nhiệt độ mặt đất thấp hơn nên gió sẽ thổi từ đất liền ra biển => tàu thuyền ra khơi dễ dàng hơn. - Ngược lại, ban ngày nhiệt độ tăng nhanh hơn so với biển nên vào lúc xế chiều đất liền có nhiệt độ cao hơn ngoài biển và gió lại thổi mạnh từ biển vào đất liền => tàu thuyền có thể trở về bến dễ dàng. Những điều lí thú của việc học Địa lí: - Ví dụ câu ca dao: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Trong thực tế, hiện tượng "ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Vào tháng 6 dương lịch (tháng 5 âm lịch): bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng hơn bán cầu Nam => ngày dài, đêm ngắn. - Vào tháng 12 dương lịch (tháng 10 âm lịch): nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời, nhận được ít ánh sáng hơn bán cầu Nam => ngày ngắn, đêm dài.
|