Vai trò của tiếng nói và chữ viết, tư duy trừu tượngVai trò của tiếng nói và chữ viết, tư duy trừu tượng II - Vai trò của tiếng nói và chữ viết 1. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. Người không chỉ tiết nước bọt khi trông thấy hoặc ngửi thấy thức ăn mà còn tiết nước bọt khi nghe nói đến thức ăn ngon hoặc một quả khế chua. Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khai quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể trong quá trình học tập, mức độ khái quát hóa từ thấp tới cao dần. Người biết chữ có thể xúc động (vui, buồn, phẫn nộ) khi đọc những hàng chữ, đoạn văn in trong các sách báo, tạp chí. Như vậy, tiếng nói và chữ viết có thể giúp ta mô tả các sự vật, trình bày các hiện tượng mà không cần có sự vật cũng làm cho người nghe, người đọc tưởng tượng ra được. Ví dụ : Nói đến "chanh” ta có thể hình dung đến quả chanh tươi với vị chua của nó... nếu đã có lần ăn chanh. Nói một cách khác. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, chúng có thể gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Nhờ có tiếng nói và chữ viết mà con người trên khắp thế giới có sự giao lưu với nhau. Cũng nhờ có tiếng nói và chữ viết, con người có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động sản xuất và kinh nghiệm đời này được truyền sang cho đời sau, dân tộc này truyền sang cho dân tộc khác. Cứ như vậy, kinh nghiệm được tích lũy ngày càng nhiều và trở thành kho tàng quý báu của nhân loại, giúp nhân loại xây dựng xã hội mỗi ngày một văn minh. III- Tư duy trừu tượng Nhờ có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết), con người đã trừu tượng hóa các sự vật, các hiện tượng cụ thể. Từ những cái chung của sự vật, con người lại biết khái quát hóa chúng thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ và con người có thể hiểu được nội dung ý nghĩa chứa đựng trong từ. HocTot.XYZ
|