Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu TrinhVề luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
I. Tác giả 1. Tiểu sử - Cuộc đời - Phan Châu Trinh 1872-1926 - Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã. - Quê: Tam kỳ - Quảng Nam - Sinh ra trong thời đại đất nước có nhiều biến động: + Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896) nổ ra và thất bại. + Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo. - Là một sĩ phu yêu nước lớn đầu thế kỷ XX: + 1901: Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng. + 1906: Mở cuộc vận động Duy Tân. + 1908: Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra, thất bại và Phan Châu Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo. + 1911: ông sang Pháp bí mật xây dựng tổ chức cách mạng. + 1925: về nước tiếp tục diễn thuyết đề cao dân chủ. + 1926: Phan Châu Trinh mất. → Phan Châu Trinh là một nhà hoạt động chính trị - xã hội lớn của dân tộc Việt Nam. 2. Sự nghiệp văn học a. Quan điểm sáng tác: - Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù. b. Sự nghiệp sáng tác: - Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng. - Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)… II. Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác: - Vị trí: “Về luân lí xã hội ở nước ta” nằm trong phần ba của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” - Hoàn cảnh sáng tác: 19-11-1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn b. Nhan đề - Nhan đề: do người biên soạn đặt - Ý nghĩa: Đi thẳng vào thực trạng về vấn đề luân lí xã hội nước ta. - Mục đích sáng tác: + Thực trạng nước ta không có luân lí xã hội. + Hướng tới cải cách tư duy lối sống và đề cao tư tưởng đoàn kết vì sự tiến bộ của xã hội. - Thể loại: đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta được viết theo thể loại văn chính luận (bàn bạc, nghị luận về vấn đề chính trị - xã hội). c. Bố cục: 3 phần - Phần 1: (2 đoạn đầu) Quan điểm luân lí xã hội của tác giả. - Phần 2: (6 đoạn tiếp) Nguyên nhân, thái độ tác giả. - Phần 3: (còn lại) Giải pháp. 2. Tìm hiểu chi tiết a. Phần 1: Quan điểm luân lý của tác giả * Xã hội Việt Nam khi chưa có luân lí - Khái niệm luân lí xã hội: là những nguyên tắc, quan niệm được đề ra hợp với lẽ thường, chi phối đến mọi mối quan hệ hoạt động và phát triển. - Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện và phủ định: "luân lí xã hội nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”. Tác dụng: khẳng định vấn đề và tác động mạnh đến nhận thức của người đọc, người nghe. - Luân lí xã hội bị hiểu một cách sai lệch, bóp méo: + Quan hệ bạn bè không thể thay thế cho luân lí xã hội.Đó là tình cảm cá nhân con người với con người. + Quan niệm Nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch (những người học ra làm quan thường nhắc câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”) → Bộc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà nho uyên bác, sắc sảo và thức thời. * Quan điểm luân lí xã hội của tác giả: - Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh giữa: luân lí xã hội bên châu Âu với luân lí xã hội bên nước ta để làm nổi bật lên thực trạng: Việt Nam chưa có luân lí xã hội. - Luân lí xã hội tức chủ nghĩa xã hội có: luân lí gia đình, luân lí quốc gia, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân với quốc gia ở Việt Nam đã tiêu vong.
- Quan điểm luân lí xã hội của tác giả: + Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người trong nước cần có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. + Luôn có ý thức tương trợ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn… → Tác giả đề cao cách ứng xử văn hóa giữa con người với con người. b. Phần 2: Nguyên nhân, thái độ của tác giả * Nguyên nhân: - Bọn quan lại trong nước: Ham danh lợi, ham bả vinh hoa mà sinh ra nịnh hót; coi sự ngu dốt của dân là cơ hội mà củng cố quyền lực và lòng tham (dân càng nô lệ, ngôi vu càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý) - Bọn trí thức Tây học: háo danh, háo quyền, ỷ thế quen biết của chủ mà ra làm quan: “một người làm quan cả họ có phước”. - Nhân dân ta: + Xưa: biết đoàn kết, có công ích, biết giụm cây làm bão, góp cây làm rừng. + Nay: trơ trọi, lơ láo, ù lì, không dám đấu tranh đòi quyền lợi. (không ai bình phẩm, không ai chê bai); người trong một làng thì chia bè kéo cánh, phân biệt đối xử với dân ngụ cư… * Thái độ của tác giả: - Đối với quan lại, trí thức Tây học: + Cách gọi tên: bọn quan lại, bọn thượng lưu (hạ lưu), bọn Nho học... + Cách dùng từ hình tượng và biểu cảm: kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, lũ ăn cướp có giấy phép. → Thái độ khinh bỉ, căm ghét lên án. - Đối với nhân dân ta: + Sử dụng các câu cảm thán → Tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội - Đối với bản thân tác giả: hai câu cảm thán mà tác giả đặt ở phần kết thúc cho thấy tinh thần phản phong mạnh mẽ, tác giả muốn thay đổi cải cách tư tưởng nhân dân hướng nhân dân đến tinh thần đoàn kết, công ích, xóa bỏ chế độ vua quan chuyên chế. c. Phần 3: .Giải pháp: - Mục đích: Đất nước được tự do và độc lập. - Giải pháp: + Trước mắt: đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, công ích. + Lâu dài: Truyền bá Chủ nghĩa xã hội trong nhân dân. → Giải pháp ngắn gọn, thuyết phục, rõ ràng. d. Giá trị nội dung: - Tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước và tư tưởng tiến bộ của tác giả. - Đề cao tư tưởng đoàn kết, dân chủ công bằng hướng tới ngày mai tươi sáng của dân tộc. e. Giá trị nghệ thuật: - Phong cách chính luận lập luận rõ ràng. - Lý lẽ sắc bén. - Dẫn chứng thuyết phục. - Giọng điệu đa thanh: lúc mềm mỏng, từ tốn, lúc kiên quyết đanh thép, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng… HocTot.XYZ
|