Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa lớp 51. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.) 2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.) 2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách: – Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết). – Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em. – Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật). 3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện). Bài văn siêu ngắn Bài mẫu 1 Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu mát mẻ tại Đền Hùng, nơi Đại đoàn Quân tiên phong chúng tôi đang đóng quân ở đó. Thật vinh dự và tự hào khi được đón Bác ghé thăm, khoảng 8 giờ sáng Bác đến, tôi thật bất ngờ khi nhìn thấy bác một ông Cụ râu tóc bạc phơ với bộ quần áo ka ki sờn cũ cùng đôi dép cao su. Bác đi vào nhìn quanh một lượt những chiến sĩ được phân công ra đón Bác rồi Bác hỏi thăm sức khoẻ mọi người trong đại đoàn, ai nấy cũng mừng rỡ và đồng thanh trả lời Bác. Trong khi tất cả đang im lặng nghe Bác nói chuyện, đột nhiên Bác hỏi “Các chú có biết đề thờ ai đây không” Một đồng đội đứng cạnh Bác đã nhanh chóng trả lời “Đền thờ một ông vua ạ” nhưng đó chưa phải câu trả lời đúng và đầy đủ nhất, cán bộ chỉ huy chúng tôi đã trả lời Bác rằng đây là đền thờ Vua Hùng. Sau câu trả lời đó, Bác đã dạy cho chúng tôi một bài học vô cùng bổ ích về Đền Thờ Vua Hùng, công lao của các vị Vua Hùng đối với đất nước. Sau buổi gặp mặt ngày hôm đó, trong tôi luôn nhớ mãi đến lời dạy của Bác “ Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bài văn siêu ngắn Bài mẫu 2 Một sáng thu xưa, Bác Hồ đến thăm Đền Hùng. Nắng vàng rực rỡ như một lớp áo ấm cho mái đền cổ kính. Bác gặp các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong đang đóng ở đây. Bác nhìn từng chiến sĩ một và hỏi: “Các chủ có khoẻ không?” Mọi người đều đáp: “Thưa Bác, khoẻ ạ!” Bác lại hỏi: “Các chú có biết đền thờ ai đây không?” Một chiến sĩ trả lời: “Đền thờ một ông vua ạ!” Bác mỉm cười trìu mến và hỏi tiếp: “Nhưng vua nào?” Một cán bộ đứng lên và trả lời: “Dạ, Vua Hùng!” Bác giải thích: “Các Vua Hùng có công dựng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta.” Rồi Bác dặn dò mọi người: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bắc cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời dạy của Bác, giản dị nhưng đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng mọi người. Mỗi lần nhớ lại, lòng mọi người lại càng thêm yêu quý Bác và quê hương đất nước. Bài tham khảo Bài mẫu 1 Tôi là một chiến sĩ thuộc Đại đoàn Quân tiên phong. Tôi rất vinh dự khi từng được gặp mặt và trò chuyện trực tiếp cùng Bác Hồ. Cuộc gặp gỡ đó của chúng tôi được nhà văn Đoàn Minh Tuấn kể lại trong câu chuyện “Một sáng thu xưa”. Hôm ấy là một buổi sáng mùa thu với thời tiết ấm áp và dễ chịu. Những tia nắng buổi sớm dát vàng lên mái đền cổ kính. Tôi cùng các anh em khác trong Đại đoàn có nhiệm vụ đóng quân ở đền đều có mặt ở sân trước để đón một vị khách đáng kính: Bác Hồ. Từ cửa, một ông cụ có dáng người nhỏ gầy nhưng tinh thần minh mẫn, bước đi nhanh nhẹn khẽ bước vào. Càng lại gần, tôi lại càng nhìn thấy rõ hơn mái tóc bạc phơ, vầng trán rộng, đôi mắt sáng ngời và nụ cười hiền từ của ông. A, Bác Hồ đây rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi đây rồi! Lòng tôi thầm reo lên như thế với niềm hạnh phúc khôn nguôi. Khi vừa vào đến sân, Bác âu yếm nhìn khắp một lượt các chiến sĩ đang có mặt rồi hiền từ hỏi thăm sức khỏe của chúng tôi. Ngay lập tức, các chiến sĩ đồng thanh trả lời: “Thưa Bác, khỏe ạ!”. Điều đó khiến Bác rất vui, khẽ gật gù, vuốt ve chòm râu bạc trắng. Rồi Bác lại hỏi tiếp: “Các chú biết đền thờ ai đây không?”. “Đền thờ một ông vua ạ!” - Một chiến sĩ đưng ở đầu hàng rất gần với Bác nhanh nhẹn trả lời. “Nhưng vua nào?” - Bác lại hỏi tiếp. “Dạ, Vua Hùng!” - Một cán bộ khác dõng dạc trình bày. Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo của Bác lại khiến chúng tôi rơi vào bế tắc: “Thế các chú có biết các Vua Hùng là những vị vua thế nào không?”. Sự im lặng bao trùm lên toàn sân gạch sau câu hỏi ấy. Chúng tôi chợt sững người nhận ra dường như lâu nay bản thân chưa từng thực sự quan tâm về các vị Vua Hùng - những vị vua đầu tiên của đất nước Việt Nam này. Nhưng Bác đã không để chúng tôi phải xấu hổ lâu. Sau khi nhìn quanh một lượt không thấy ai có thể trả lời, Bác đã từ tốn giải thích: “Các Vua Hùng đã công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”. Lúc này, tôi và các đồng chí khác mới vỡ òa và nhận ra được ý nghĩa của những câu hỏi mà Bác đặt ra từ nãy đến giờ. Bài học giản dị mà đầy ý nghĩa ấy của Bác khiến tôi và các đồng chí vô cùng xúc động, khắc ghi thật sâu trong trái tim mình. Thật tự hào biết bao khi nhân dân ta được lãnh đạo bởi một vị lãnh tụ vĩ đại như Bác. Bài tham khảo Bài mẫu 2 Sáng hôm ấy, khi ánh nắng vàng nhẹ nhàng phủ lên mái đền cổ kính, cảnh vật Đền Hùng trở nên rực rỡ và thanh bình hơn bao giờ hết. Bác Hồ, trong bộ quần áo giản dị, bước đi chậm rãi qua cổng đền, ánh mắt hiền từ nhìn khắp lượt các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong đang đón chờ. Bác dừng lại, nhìn các chiến sĩ một lượt rồi ân cần hỏi: - Các chú có khỏe không? Các chiến sĩ, đồng thanh và rạng rỡ trả lời: - Thưa Bác, khỏe ạ! Không khí trở nên lắng đọng, ai nấy đều hồi hộp chờ đợi lời dạy bảo của Bác. Nhưng rồi Bác lại nhẹ nhàng hỏi tiếp: - Các chú có biết đền thờ ai đây không? Một chiến sĩ đứng gần Bác, nhanh nhẹn đáp: - Đền thờ một ông vua ạ! Bác mỉm cười, ánh mắt lấp lánh niềm tự hào: - Nhưng vua nào? – Bác tiếp tục, giọng nói dịu dàng, ánh mắt trìu mến nhìn các bộ đội. Một cán bộ lớn tuổi, suy nghĩ một lát rồi thưa: - Dạ, Vua Hùng! Bác gật đầu, tiếp lời: - Thế các chú có biết các Vua Hùng là những vị vua thế nào không? Cả đoàn lặng im, không ai dám lên tiếng. Bác từ tốn giải thích: - Các Vua Hùng có công dựng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta. Rồi Bác dừng lại, ánh mắt đầy yêu thương và quyết tâm, nhìn thẳng vào từng khuôn mặt chiến sĩ, ân cần dặn dò: - Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Lời dặn của Bác, tuy giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, như một lời kêu gọi, một lời nhắc nhở về trách nhiệm và lòng yêu nước. Tiếng nói của Bác vang vọng mãi trong lòng mọi người, trở thành động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục cống hiến, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Bài tham khảo Bài mẫu 3 Tiếng chim hót líu lo hòa cùng tiếng lá xào xạc trong gió thu nhè nhẹ, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ánh nắng vàng rực rỡ len lỏi qua từng kẽ lá, nhuộm vàng mái đền cổ kính uy nghi tọa lạc trên đỉnh núi Nghinh Phong. Hôm nay là một ngày đặc biệt, khi Bác Hồ kính yêu đến thăm Đền Hùng - nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bác đến cùng với các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong, những người con ưu tú của đất nước, đang đóng quân tại đây. Bác bước từng bước chậm rãi trên con đường dẫn đến đền, nụ cười hiền từ nở trên môi. Ánh mắt trìu mến của Bác nhìn khắp nơi, ngắm nhìn cảnh đẹp hùng vĩ của núi non và bầu trời xanh thẳm. Đến nơi, Bác được các chiến sĩ ra đón nồng nhiệt. Tiếng chào vang vọng khắp không gian, thể hiện niềm vui sướng và lòng kính trọng vô bờ bến của các chiến sĩ đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bác nhìn khắp lượt những người lính đang đứng nghiêm chỉnh trước mặt, trong lòng trào dâng niềm xúc động. Bác cất tiếng hỏi han: "Các chú có khỏe không?" Mọi người đồng thanh đáp lời: "Thưa Bác, khỏe ạ!" Bác nở nụ cười hiền hậu, giọng nói ấm áp vang vọng: "Các chú đã vất vả nhiều rồi. Bác thay mặt cho cả nước, cả dân tộc gửi lời cảm ơn đến các chú vì đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, ngày đêm luyện tập, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc." Lời nói của Bác như tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ. Họ thầm hứa với lòng mình sẽ ra sức học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của Bác và của nhân dân. Bỗng nhiên, Bác quay sang hỏi các chiến sĩ: "Các chú có biết đền thờ ai đây không?" Một chiến sĩ đứng gần Bác nhanh nhẹn đáp lời: "Dạ thưa Bác, đền thờ một ông vua ạ!" Nụ cười hiền từ của Bác càng nở rộng, ánh mắt trìu mến nhìn về phía người chiến sĩ: “Nhưng vua nào?” Lần này, một cán bộ trong đoàn bước ra, cất tiếng trả lời: "Dạ thưa Bác, đền thờ Vua Hùng ạ!" Bác gật đầu, giọng nói trầm lắng đầy ý nghĩa: "Thế Vua Hùng là ai nhỉ? Các chú có biết không?" Mọi người im lặng, những khuôn mặt thoáng chút suy tư. Bác nhìn quanh một lượt, rồi cất tiếng giải thích: "Các Vua Hùng là những vị vua có công dựng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta. Các con hãy nhớ kỹ điều này!" Lời dặn dò của Bác vang vọng trong tâm trí mỗi người, in sâu vào trái tim của những chiến sĩ trẻ. Họ thầm hứa với lòng mình sẽ noi gương Tổ tiên, quyết tâm bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh. Màn sương sớm dần tan, ánh nắng mặt trời rực rỡ chiếu sáng khắp không gian. Bác Hồ và các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong chia tay nhau, mỗi người mang theo trong lòng những lời dặn dò đầy ý nghĩa. Bóng Bác hiền từ khuất dần sau những tán cây cổ thụ, nhưng lời dạy của Bác vẫn vang vọng mãi, thôi thúc mỗi người con đất Việt nỗ lực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Bài tham khảo Bài mẫu 4 Màn sương sớm mỏng manh còn nhẹ vương trên những ngọn cây, ánh nắng nhẹ nhàng len lỏi qua từng kẽ lá, nhuộm vàng mái đền cổ kính uy nghi. Bác Hồ, vị Cha già kính yêu của dân tộc, đang bước từng bước chậm rãi trên con đường dẫn đến Đền Hùng. Đến nơi, Bác được các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong đang đóng quân tại đây ra đón. Nụ cười hiền từ nở trên môi Bác, ánh mắt trìu mến nhìn từng khuôn mặt của các chiến sĩ trẻ. "Các chú có khỏe không?" - Bác ân cần hỏi han. "Thưa Bác, khỏe ạ!" - Mọi người đồng thanh đáp lời. Bác nhìn khắp lượt những người lính đang đứng nghiêm chỉnh trước mặt, bầu không khí trang trọng xen lẫn niềm háo hức, hồi hộp. Bỗng, Bác lên tiếng, giọng nói ấm áp vang vọng khắp không gian: "Các chú có biết đền thờ ai đây không?" Một chiến sĩ đứng gần Bác, nhanh nhẹn đáp lời: "Dạ thưa Bác, đền thờ một ông vua ạ!" Nụ cười hiền từ của Bác càng nở rộng, ánh mắt trìu mến nhìn về phía người chiến sĩ: "Nhưng vua nào?" Lần này, một cán bộ trong đoàn bước ra, cất tiếng trả lời: "Dạ thưa Bác, đền thờ Vua Hùng ạ!" Bác gật đầu, giọng nói trầm lắng đầy ý nghĩa: "Vua Hùng là ai nhỉ? Các chú có biết không?" Mọi người im lặng, những khuôn mặt thoáng chút suy tư. Bác nhìn quanh một lượt, rồi cất tiếng giải thích: "Các Vua Hùng là những vị vua có công dựng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta. Các con hãy nhớ kỹ điều này!" Lời dặn dò của Bác vang vọng trong tâm trí mỗi người, in sâu vào trái tim của những chiến sĩ trẻ. Họ thầm hứa với lòng mình sẽ noi gương Tổ tiên, quyết tâm bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh. Bài tham khảo Bài mẫu 5 “Một sáng thu xưa” là câu chuyện kể về Bác Hồ rất hay và ý nghĩa của Đoàn Minh Tuấn. Câu chuyện xảy ra vào một buổi sáng mùa thu với thời tiết ấm áp, dễ chịu. Những tia nắng vàng chiếu xuống mái đền cổ kính tại nơi mà Đại đoàn Quân tiên phong đang đóng quân. Sáng nay, một nhóm các chiến sĩ từ sớm đã có mặt ở trước đền để đón một vị khách rất quan trọng: Bác Hồ. Khi vừa bước lại gần các chiến sĩ, Bác đã mở lời hỏi thăm ngay “Các chú có khỏe không?”. Sự quan tâm ấm áp và gần gũi đó của Bác khiến các chiến sĩ rất xúc động, liền đồng thanh trả lời “Thưa Bác, khỏe ạ!”. Sau đó, Bác bắt đầu trò chuyện với mọi người bằng những câu hỏi về ngôi đền đang đóng quân. Tuy có điều nghi hoặc, nhưng mọi người vẫn nghiêm túc trả lời. Câu hỏi về việc đền thờ này đang thờ ai thì chiến sĩ nào cũng trả lời được là thờ Vua Hùng. Nhưng khi Bác hỏi lại “Thế các chú có biết các Vua Hùng là những vị vua thế nào không?” thì các chiến sĩ lại không trả lời được. Phút chốc, cả khoảng sân trước đền lại im thin thít. Thấy thế, Bác mới ôn tồn giảng giải:“Các Vua Hùng đã công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”. Thì ra, câu chuyện mà Bác hỏi từ nãy đến giờ là muốn nhắn nhủ tới các chiến sĩ về lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm giữ nước. Thấu hiểu tấm lòng của Bác, các chiến sĩ ai cũng vô cùng xúc động. Một chiến sĩ ở đầu hàng dũng cảm bước lên phía trước. Nhìn thẳng vào mắt Bác và dõng dạc nói: “Thưa Bác, anh em chúng cháu đã hiểu rồi ạ. Được khoác tấm áo lính đứng ở đây, chúng cháu ai cũng thề hi sinh tất cả để bảo vệ mảnh đất quê hương mình khỏi lũ giặc ngoại xâm”. Lời nói của anh được các chiến sĩ còn lại hưởng ứng nhiệt liệt: “Đúng vậy! Đúng vậy!”.
|