Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bayViết đoạn văn cảm nhận về tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài làm 1 Sống chết mặc bay là một tác phẩm phản ánh thực trạng của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa. Tác phẩm được dựng lên bằng hình ảnh đối lập, một bên là hình ảnh những người nông dân lam lũ đang cố gắng chống chọi với thiên tai, một bên là những viên quan “phụ mẫu” đang vui vẻ đánh tổ tôm trong đình làng sung sướng làm sao! Vào lúc một giờ đêm, khi mà canh khuya đã điểm, trời thì mưa tầm tã, khúc đê sông Nhị Hà xem chừng đã tới cực hạn, với công cụ thô sơ, những người nông dân đem hết sức mình cuốc thuổng, tre, bì bõm đắp đê, mỗi người một tư thế cùng nhau gắng sức chống thiên tai. Họ căng thẳng, gấp gáp, tiếng gọi nhau í ới, tiếng nước vỗ bì bõm, đê vỡ là cuộc sống của họ sẽ lâm vào bế tắc, đói khổ triền miên.Vậy nên, dốc sức cùng lực kiệt, họ cùng nhau giữ lấy bờ đê như giữ tính mạng mình. Ấy thế mà trong cả câu chuyện, chẳng thấy xuất hiện một viên quan phụ trách, một bậc phụ mẫu nào đứng lên chỉ đạo nhân dân? Đó là bởi vì, những viên quan “phụ mẫu” ấy đang họp nhau linh đình ngoài đình làng kia bằng những ván tổ tôm long trời. Mặc mưa gió phía ngoài gào thét, tiếng nước dâng bì bạch, trong đình vẫn ấm áp, đầy ắp tiếng nói cười nhộn nhịp, trái ngược hẳn với cái khung cảnh ngoài kia. Tác giả đã vận dụng các biện pháp đối lập, ẩn dụ, nhân hóa, … để tạo nên bức tranh làm rõ bộ mặt của lũ quan tham thời phong kiến đồng thời chỉ rõ hoàn cảnh khốn cùng của người dân dưới thiên tai. Ngoài bờ đê gấp gáp bao nhiêu, trong đình làng lại nhàn nhã bấy nhiêu. Đến khi có tiếng bẩm “Dễ có đê vỡ”, chỉ một câu “kệ” của bậc quan phụ mẫu đã cho thấy cái thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời, đồng thời dựng lên bức tranh khốn khổ, thảm thương của những người nông dân trong thời kỳ ấy. Bài làm 2 Ai đã một lần đọc tác phẩm Sống chết mặc bay, chắc hẳn không thể nào quên được tình cảnh thảm thương của người nông dân trong chế độ phong kiến xưa. Tác giả đã mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh một khúc đê sông Nhị Hà đang vào hồi gay cấn “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Chỉ bằng đấy lời miêu tả, ta đã thấy được cái nguy nan cho dân chúng của cả một phủ X, bởi khúc đê kia mà vỡ, hàng trăm nghìn nạn dân sẽ chịu cảnh khốn cùng. Vậy nên, những người nông dân ấy cố hết sức đắp đê, khẩn trương, gấp gáp “kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, người vác tre”, mong sao mang sức lực nhỏ bé của mình để cho khúc đê được an lành. Người nào người nấy ướt lướt thướt trong cơn mưa lớn. Tình cảnh nguy nan là thế, ấy vậy mà chẳng thấy xuất hiện hình ảnh của một viên quan, nhà chức trách nào ở đây để mà chỉ đạo dân chúng? Thật là lạ lùng làm sao! Ấy đó là bởi vì những vị quan phụ mẫu của dân chúng, những lính lệ, tuần nha cũng đang gấp gáp trong đình làng cao ráo để mà … đánh tổ tôm. Ngoài kia, con dân trầm mình trong nước, đem thân hèn mà đo với thiên nhiên, còn trong đình “đèn thắp sáng trưng”, “nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp”. Thật trái ngang làm sao! Dường như ở ngoài kia là một thế giới hoàn toàn khác biệt với trong này, bởi nếu ngoài kia là thảm cảnh, thì trong này lại là sự ấm áp, yên vui. Sự náo loạn, lo lắng được đặt ngay bên cạnh cái yên ả, yên bình, thật đối lập, trái ngược quá đỗi! Bậc “cha mẹ” của dân đang chễm chễ trên chiếu tổ tôm mà chẳng hề hay biết đến cái tình cảnh khốn khổ, lo lắng của con dân ngoài kia, để đến khi quan “ù” một tiếng thì cũng là lúc khúc đê mỏng manh vỡ tan tành, trăm nghìn tiếng kêu than vang vọng. Chỉ với một tác phẩm ngắn ngủi nhưng tác giả đã vạch trần bộ mặt vô trách nhiệm của đám quan lại đương thời và tình cảnh khốn khổ, thảm thương của nhân dân thời phong kiến. Bài làm 3 Dựng lên bằng một bức tranh tương phản giữa những người dân đen khốn cùng, một bên là những vị quan “phụ mẫu” tàn nhẫn, vô trách nhiệm. Sống chết mặc bay đã dựng lên toàn cảnh xã hội phong kiến thời bấy giờ. Bắt đầu bằng sự việc “Gần một giờ đêm.Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”, cái bờ đê giữ nước quan trọng bậc nhất đang nao núng sắp tan ra. Nhân dân quanh vùng, người cuốc, người thuổng rồi nào tre, nứa, cát cùng sức người đem ra đấu với thiên nhiên, mong sao giữ cho khúc đê được yên lành. Người nào người nấy dốc hết sức lực, bảo nhau chèo chống. Tình hình cực kỳ căng thẳng, gay go, gấp gáp. Ấy vậy mà trong cái tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy, lại chẳng thấy bóng dáng một vị quan lãnh đạo hay “phụ mẫu” đứng lên mà chỉ đạo nhân dân! Họ đâu cả rồi? Xin thưa, họ đang trong cái đình làng cao ráo, “đèn thắp sáng trưng” kia, quây quần mà chơi tổ tôm với nhau. Tiếng người hầu kẻ hạ đi lại nhộn nhịp, tiếng quát tháo của các bậc “cha mẹ” dân vang vọng. Thật đối lập làm sao, thật nực cười làm sao! Ngoài kia dân đen đang trong bề nguy nan, khó lòng giữ được tính mạng, còn các bậc “cha mẹ” của dân lại ở nơi ấm áp mà vui vẻ cười đùa! Thật là trêu đùa người khác! Dựng lên bức tranh đối lập lúc đắp đê chống lũ, tác giả đã làm nổi bật sự vô trách nhiệm của lũ quan tham đối lập với tình cảnh khốn cùng của người nông dân. Người nông dân trong xã hội xưa quả là thảm thương, khốn khổ vô cùng! Nguồn: sưu tầm HocTot.XYZ
|