Viết đoạn văn câu nêu cảm nhận về nhân vật ông đồViết đoạn văn câu nêu cảm nhận về nhân vật ông đồ hay nhất
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa.Hình ảnh ông đồ đã mãi không còn trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây Câu 2 Còn duyên kẻ đón người đưa Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trờ lợi, thông qua hình tượng trung tâm : ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng cổ thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi. Câu 3 Vũ Đình Liên- một nhà thơ với “lòng thương người và tính hoài cổ” đã tái hiện lại hình ảnh ông đồ ở thời kỳ suy vi trong bài thơ “Ông đồ” đặc sắc. Hoa đào nở cũng là lúc mùa xuân đến, kéo theo sự song hành của ông đồ và mùa xuân. Ông đồ xuất hiện trong ngày Tết đã trở thành một lẽ đương nhiên được thể hiện qua từ “lại” ngay đầu dòng thơ thứ hai. Ông đồ rất giỏi và tài năng. Tài năng của ông đồ được miêu tả như một người nghệ sĩ tài hoa với nét chữ “phượng múa rồng bay” cùng sự trầm trồ khen ngợi của bao người. Nhưng dần dần mọi thứ bị thay đôi. Ông đò vẫn ngồi đó mà lòng người giờ đã đâu? Mực và giấy vốn gắn bó máu thịt với ông đồ mà bây giờ cũng sầu buồn thế kia, thật buồn cho một thời vang bóng nay đã không còn nữa. Vị thế của ông nay đã không vững chắc như xưa. . Ông đồ đã từng được chào đón và cũng đã bị lãng quên bỏ rơi. Đó không chỉ là sự ra đi của một ông đồ mà còn là sự suy tàn của cả một thê hệ biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. Tóm lại, bài thơ đã làm nổi bật được vẻ đẹp và nỗi buồn hiện tại của ông đồ xưa. Nguồn: Sưu tầm HocTot.XYZ
|