Ý nghĩa văn chương - Hoài ThanhÝ nghĩa văn chương - Hoài Thanh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998). - Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”. b. Bố cục: 3 phần - Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương - Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương - Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Nội dung Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. b. Nghệ thuật - Giàu hình ảnh độc đáo. - Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc. Sơ đồ tư duy về văn bản "Ý nghĩa của văn chương": HocTot.XYZ
|