Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sựVăn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua Lời đối thoại, tranh biện của các Văn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua Lời đối thoại, tranh biện của các nhân vật. Qua yếu tố nghị luận, tác giả muốn giãi bày, gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó. Yếu tố nghị luận làm cho nội dung, chủ đề của truyện mang tính trí tuệ. Văn bản tự sự không chỉ hay, hấp dẫn ở cốt truyện, ở các tình tiết mà còn phải mang tính trí tuệ sâu sắc. Ví dụ 1. ứng đối giỏi Được tin Án Tử, quan đại thần nước Tề sắp sang sứ nước Sở, vua Sở hỏi các cận thần: - Án Tử là một tay hùng biện của nước Tề. Trẫm muốn hạ gục hắn một phen, các khanh có kế gì không? Cận thần thưa: “Đợi bao giờ Án Tử sang, chúng tôi xin trói một người, dẫn đến trước đức vua” - Để làm gì? - Để làm giả người nước Tề. - Cho là phạm tội gì? - Tội ăn trộm! Mấy hôm sau, Án Tử đến. Vua Sở đón tiếp vô cùng long trọng và mở đại tiệc chúc mừng. Lúc rượu đã ngà ngà say, bỗng thấy hai tên lính cận vệ gươm giáo tuốt trần, áp giải một người bị trói dẫn vào. Vua hỏi: “Tên kia tội gì mà phải trói thế?” Lính cận vệ thưa: “Tên ấy là người nước Tề, phải trói vì tội ăn trộm!” Vua Sở đưa mắt nhìn Án Tử, hỏi rằng: “Người nước Tề hay ăn trộm lắm nhỉ?” Đặt chén ngọc tửu xuống bàn tiệc, Án Tử ung dung đứng dậy, thưa rằng: - Kính thưa đức Vua cùng các quý ngài. Chúng tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hóa quất chua. Cành lá giống nhau mà chua, ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, nhưng sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy thổ khác nhau, nó xui khiến ra như thế chăng! Các quan đại thần nước Sở ngồi dự tiệc, mặt mày xịu xuống. Vua Sở cười, nói: “Ta muốn nói đùa mà thành chịu nhục. Thế mới hay kẻ cả không nên nói đùa bao giờ”. Án Tử Xuân Thu (Theo cổ học tinh hoa) Các em hãy đọc hai, ba lần truyện “ứng đối giỏi” trên đây, và suy ngẫm về yếu tố nghị luận hàm chứa trong lời đáp của Án Tử. Ví dụ 2 Trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao, những câu văn, đoạn văn sau đây hàm chứa yếu tố nghị luận nói lên những suy ngẫm sâu sắc, những triết lí về những đau khổ của kiếp người bần cùng: a. “Lão chua chát bảo: - Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!... Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo: - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”.... b. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiếu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”. HocTot.XYZ
|