Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử SGK Lịch sử 10 Cánh DiềuTrình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 5 SGK lịch sử 10 Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, 1.2, hãy: - Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. - Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2-9-1945 ở Việt Nam. - Giải thích khái niệm Sử học. Phương pháp giải: Xem lại khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử Lời giải chi tiết: - Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính: + Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. + Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. + Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó. Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. - Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử: + Hiện thực lịch sử: Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức). + Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra. - Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2-9-1945 ở Việt Nam.: +Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức). VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan). + Nhận thức lịch sử: là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra). VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may". - Khái niệm Sử học: Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó. ? mục 2.1 Trả lời câu hỏi mục 2.1 trang 6 SGK Lịch sử 10 Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, 1.4, hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải: Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, 1.4 Lời giải chi tiết: Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và toàn diện bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực….) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao. Ví dụ: Lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thời Hùng Vương đến thời chống Mĩ cứu nước, Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,… ? mục 2.2 Trả lời câu hỏi mục 2.2 trang 7 SGK Lịch sử 10 SGK Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1, hãy: - Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ. - Cho biết ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ.
Phương pháp giải: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 1.1 Lời giải chi tiết: - Chức năng: Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết - Nhiệm vụ: là cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương. - Ý nghĩa của đoạn trích trong bài Tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ:+Thấy chức năng và nhiệm vụ của Sử học vô cùng lớn trong việc ghi chép lai lịch sử của một quốc gia, một dân tộc.
+ Nhiệm vụ của Sử học ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, làm bài học răn đe cho hậu thế.
? mục 2.3 Trả lời câu hỏi mục 2.3 trang 7 SGK Lịch sử 10 SGK Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.2, hãy: - Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. - Cho biết câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
Phương pháp giải: Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.2 Lời giải chi tiết: - Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:
+ Định hướng việc nghiên cứu cho các nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,… + Giúp các nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử. + Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn. - Câu chuyện Thôi Trữ giết vua: Qua câu chuyện Thôi Trữ giết vua đã phản ánh nguyên tắc phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn. Việc các quan viết Sử đã đúng viết đúng sự thật, dù bị chém đầu nhưng tất cả các đời đều làm đúng bổn phận và trách nhiệm của chính mình. ? mục 3.1 Trả lời câu hỏi mục 3.1 trang 11 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.3, các hình từ 1.5 đến 1.9, hãy phân biệt các nguồn sử liệu và cho biết giá trị của mỗi loại hình sử liệu.
Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3.1 Bài 1 SGK. Bước 2: Xác định các nguồn sử liệu và các loại hình Sử liệu. Bước 3: Rút ra kết luận. Lời giải chi tiết: 1. Phân biệt các nguồn sử liệu: - Khái niệm: + Nguồn sử liệu sơ cấp: là sử liệu được tạo đầu tiên, gần nhất hay gắn liền với thời gian xảy ra sự việc, hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: hồ sơ, văn kiện gốc, ảnh chụp,... + Nguồn sử liệu thứ cấp: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các công trình nghiên cứu. Ví dụ: công trình, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử. - Vai trò: + Nguồn sử liệu sơ cấp: được coi là bằng chứng quan trọng nhất của nhà Sử học trong quá trình miêu tả, khôi phục hiện thực lịch sử. + Nguồn sử liệu thứ cấp: thường được coi là tư liệu tham khảo 2. Giá trị của mỗi loại hình sử liệu: + Sử liệu lời nói- truyền miệng: Mang giá trị tìm hiểu, khai thác đời sống tinh thần của người xưa: lưu truyền các kinh nghiệm sống, phê phán cái xấu và ca ngợi cái tốt. Làm phong phú nguồn sử liệu của các thời kỳ xa xưa. + Sử liệu hiện vật: Là loại hình sử liệu nguyên thủy phản ánh xã hội loài người từ khi chưa có chữ viết. Đóng vai trò quan trọng, cung cấp cho nhà Sử học những thông tin như: thời đại, điều kiện kinh tế, tự nhiên, hoạt động của con người. + Sử liệu hình ảnh: Cung cấp những hình ảnh chi tiết về sự kiện, hiện tượng. Giúp nhà Sử học có khả năng tiếp cận, cảm nhận sự kiện sâu hơn từ nhiều khía cạnh. + Sử liệu thành văn: Là loại hình sử liệu chứa đựng thông tin lịch sử trong quá khứ để minh chứng cho trình độ phát triển của xã hội, phản ánh nhiều mặt cuộc sống của loài người. Lời giải chi tiết:
? mục 3.2 Trả lời câu hỏi mục 3.2 trang 12 SGK Lịch Sử 10 - Đọc thông tin và quan sát các sơ đồ 1.2,1.3, hãy nêu những nét chính về một số phương pháp cơ bản của Sử học. - Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp nghiên cứu nào của Sử học?
Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3.2 Bài 1 SGK. Bước 2: Xác định các phương pháp cơ bản của Sử học. Bước 3: Rút ra kết luận. Lời giải chi tiết: * Một số phương pháp cơ bản của Sử học: - Phương pháp nghiên cứu bao gồm: + Phương pháp lịch sử: tìm hiểu, khôi phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trính ra đời, phát triển và suy vong), gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể. + Phương pháp logic: tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra đặc điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân quả của lịch sử. - Phương pháp trình bày bao gồm: + Phương pháp lịch đại: trình bày lịch sử theo thời gian trước sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình lịch sử. + Phương pháp đồng đại: trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mối liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng thời điểm có những sự kiện nào. - Phương pháp tiếp cận bao gồm: + Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (Khảo cổ học, Dân tộc học,...) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan. => Phương pháp lịch sử và các phương pháp logic vẫn là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu lịch sử. * Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp lịch đại. Trình bày lịch sử theo các mốc thời gian từ năm 1930- 1986 giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử nước ta. Lời giải chi tiết:
Luyện tập Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 12 SGK Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988):” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 1 SGK. Bước 2: Xác định những ý chính trong lời phát biểu như :” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất một lần”, “ nhà sử học”,“ trung thực, khách quan”. Bước 3: Lý giải và kết luận theo quan điểm của em. Lời giải chi tiết: Qua lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ta có thể hiểu : - Lịch sử chỉ diễn ra một lần duy nhất, dòng chảy thời gian ấy sẽ không lặp lại. - Sử học cần phải dựa vào các nguồn tư liệu để khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác. - Điều kiện tiên quyết để khôi phục lịch sử chính xác và cụ thể nhất đòi hỏi nhà sử học phải trung thực và có cái nhìn khách quan về lịch sử để tránh nhận thức phiến diện, một chiều và chủ quan theo ý kiến cá nhân. => Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử. Vận dụng Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 12 SGK 1. Hãy cho biết ý nghĩa câu nói Gioóc-giơ Ô-oen (người Anh): “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 1 SGK. Bước 2: Xác định các từ khóa “ hủy diệt”, “phủ nhận và xóa bỏ”, “hiểu biết của họ về lịch sử”. Bước 3: Lý giải và kết luận theo quan điểm của em. Lời giải chi tiết: Câu nói “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”: - Khẳng định vai trò quan trọng của lịch sử dân tộc đối với một quốc gia hay bất cứ một dân tộc nào. - Phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết lịch sử là cách thức thâm hiểm nhất để tận diệt một dân tộc về mặt lịch sử và văn hóa cũng như đồng hóa dân tộc đó. - Khi một dân tộc không biết nguồn gốc tổ tiên của chính mình, thì dân tộc đó đã mất đi một phần linh hồn của mình và cũng mất đi tinh thần dân tộc- sức mạnh để phản kháng, chống lại các thế lực bên ngoài. Vận dụng Câu 2 2. Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội) ngày 2-9-1945. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 1 SGK. Bước 2: Xác định những thông tin và nguồn sử liệu liên quan đến sự kiện 2-9-1945. Bước 3: Kết luận. Lời giải chi tiết: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) , Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Bác chuẩn bị, tuyên bố sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện 2-9-1945: - Sử liệu thành văn: Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, hiện đang lưu giữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. - Sử liệu hình ảnh: Hình ảnh và những thước phim ngắn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập.
|